Chứng khoán hôm nay 26/10/2023: Năng lượng, công nghiệp có dấu hiệu phân hóa
Thị trường chứng khoán hôm nay 26/10/2023
Chứng khoán hôm nay, ngày 26/10/2023, thị trường đang giằng co, dự báo thị trường hôm nay tiếp tục nằm trong xu hướng giảm ngắn hạn, cùng với thanh khoản thấp.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, VN-Index giảm 4,24 điểm (-0,38%) về mức 1.101,66 điểm. HNX-Index giảm 1,88 điểm (-0,82%) về 227,01 điểm, có 366 mã giảm giá (09 mã giảm sàn), 255 mã tăng giá (09 mã tăng trần) và 167 mã giữ giá tham chiếu.
Thanh khoản trên hai sàn tiếp tục ở mức thấp khi có 12.628,28 tỷ đồng được giao dịch, tăng 7,68% so với phiên trước, dưới mức trung bình, cho thấy mức độ phục hồi vẫn kém tích cực, nhiều mã chịu áp lực bán mạnh khi kết quả kinh doanh kém tích cực.
Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, phiên giao dịch hôm qua các cổ phiếu bất động sản chịu áp lực bán chốt lời ngắn hạn khi đa số điều chỉnh trong phiên chiều như CEO (-3,81%), DXG (-3,11%), NBB (-3,00%), NLG (-2,56%)... ngoài các mã tăng giá khá tích cực như TDC (+6,51%), VIC (+2,88%), PGR (+2,10%), NVL (+1,47%).
Trong khi đó các cổ phiếu phân bón với kết quả kinh doanh không như kỳ vọng và chịu áp lực bán mạnh của khối ngoại có diễn biến kém tích cực như DCM (-5,52%), BFC (-3,34%), DPM (-3,16%)... hóa chất với CSV (-5,57%), DGC (-0,67%),
Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán sau khi phục hồi nhẹ trong phiên trước, đa số tiếp tục có diễn biến kém tích cực, chịu áp lực điều chỉnh khi thanh khoản thị trường ở mức thấp và rủi ro tỉ lệ dư nợ magrin cao với CTS (-2,92%), HCM (-2,71%), FTS (-2,70%), MBS (-2,45%), AGR (-1,40%).
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến kém tích cực, đa số điều chỉnh nhẹ, thanh khoản ở mức thấp như PGB (-3,03%), CTG (-1,69%), OCB (-1,54%), STB (-1,50%), BID (-1,33%)... ngoài các mã tăng giá nhẹ với LBP (+0,68%), SSB (+0,39%), MSB (+0,38%).
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khá mạnh phiên thứ hai liên tiếp với giá trị 555,79 tỷ đồng trên HOSE, tập trung bán ròng ở nhóm bất động sản, ngân hàng, phân bón; bán ròng trên HNX với giá trị 25,09 tỷ đồng.
Chứng khoán ngành Công Thương ngày 26/10/2023
Chứng khoán ngành Công Thương hôm nay dự báo nhóm nhóm năng lượng, khu công nghiệp, nguyên vật liệu phân hóa rõ rệt.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, nhóm cổ phiếu năng lượng nhiều mã tăng giảm trái chiều. Trong đó, các mã tăng như PVT (+0,18%), PSH (+0,47%), GEG (+1,12%), VIP (+1,31%); các mã giảm như PLX (-0,42%), GAS (-0,99%), PVP (-1,39%), PVD (-2,17%).
Nhóm các cổ phiếu công nghiệp vẫn trong trạng thái giảm giá như CII (-1,56%), HHV (-1,96%), FCN (-2,17%), VOS (-2,29%), HHS (1,27%), VJC (-0,77%); chỉ một số mã tăng điểm như GMD (+0,49%), HAH (+0,59%), VSC (+0,58%).
Trong khi đó nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu cũng có dấu hiệu phân hóa, các mã tăng như RDP (+6,64%), AAA (+0,69%), TLH (+0,43%), HPG (+0,21%), HSG (+0,56%); Các mã giảm như NKG (-0,27%), NHH (-3,47%), VPG (-1,93%), CSV (-5,57%).
Chứng khoán hôm nay 26/10/2023: Năng lượng, công nghiệp có dấu hiệu phân hóa |
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 26/10/2023
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, thị trường có thể sẽ còn tiếp tục đi ngang quanh mức 1,100 điểm của chỉ số VN-Index trong những phiên tới. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng trở lại cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế mua mới trong giai đoạn này.
Kịch bản đi ngang trong những phiên tới được đánh giá cao khi thị trường đang bước vào mùa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2023, dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong giai đoạn này và thanh khoản có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp. Điểm sáng là nhóm cổ phiếu bất động sản có dấu hiệu tích cực trong hai phiên giao dịch vừa qua, nhưng nhóm cổ phiếu này vẫn chỉ đang trong giai đoạn hồi phục ngắn hạn.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, với diễn biến hiện tại có khả năng thị trường sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới, đồng thời rủi ro suy yếu trở lại vẫn còn tiềm ẩn. Do vậy Nhà đầu tư vẫn cần thận trọng và quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại trạng thái của thị trường. Tạm thời vẫn cần cân nhắc khả năng phục hồi của thị trường để cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Công ty cổ phần chứng khoán Agribank nhận định, thị trường có thể sẽ tiếp tục tích lũy quanh vùng 1.100 - 1.110 điểm với những phiên tăng giảm xen kẽ trước khi có đột phá xu hướng ngắn hạn. Nhà đầu tư nắm giữ danh mục cổ phiếu hiện tại, tận dụng những nhịp điều chỉnh để tối ưu giá vốn.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội nhận định, xu hướng ngắn hạn của thị trường không thay đổi khi việc VN-Index giữ được ngưỡng hỗ trợ 1.100 điểm, tuy nhiên động lực phục hồi không thực sự mạnh khiến cho khả năng chỉ số giảm qua 1.100 điểm và kiểm định các ngưỡng thấp hơn là rủi ro hiện hữu.
Xu hướng trung hạn của thị trường duy trì đang trong giai đoạn tìm kiếm vùng cân bằng mới và tích lũy trở lại sau khi đã kết thúc uptrend và quá trình này dự kiến sẽ cần nhiều thời gian. Kỳ vọng quá trình hình thành nền mới trong trường hợp tích cực là vùng 1.100 điểm - 1.250 điểm, trong kịch bản xấu hơn là vùng tích lũy 1.000 điểm - 1.100 điểm trước đó.
Thị trường chưa xác nhận rõ ràng xu hướng ngắn hạn do vậy nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục theo dõi trong các phiên tới và chỉ nên giải ngân với tỷ trọng thấp nếu VN-Index phục hồi và xác nhận mô hình đáy W. Nhà đầu tư trung, dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại.
Thông tin thị trường chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ rạng sáng nay ghi nhận các sàn đồng loạt quay đầu giảm điểm.
Trong đó, sàn Dow Jone giảm xuống 33.035,93 điểm (-0,32%), sàn S&P 500 giảm xuống mức 4.186,77 điểm (-1,43%); Nasdaq 100 giảm còn 14.381,64 điểm (+097%); Nasdaq đứng ở mức 12.821,22 điểm (-2,43%).
Đối với cổ phiếu VinFast (VFS) kết thúc phiên giao dịch hôm qua tiếp tục nhích nhẹ để đến với mức giá 5,21 USD (+2,7%).
Tuần vừa qua CPI tháng 9 của Mỹ đã được công bố với mức tăng 3,7%, cao hơn dự báo và cũng là tháng tăng thứ 2 liên tiếp. Diễn biến này làm gia tăng lo ngại FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách ngày 30/10-1/11 tới đây đặc biệt trong bối cảnh giá dầu đang tăng do căng thẳng leo thang tại Israel (giá dầu Brent đã tăng 5,1% so với cuối tuần trước).
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell thừa nhận rằng gần đây lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Song, ông nói rằng việc giá cả giảm chưa đủ để xác định xu hướng. Ngân hàng trung ương sẽ “kiên quyết” thực hiện cam kết hạ lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.
Trong khi đó, các nhà đầu tư Trung Quốc, trong đó có Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã (PBoC) bán trái phiếu và cổ phiếu của Mỹ với tốc độ mạnh nhất trong bốn năm. Động thái này diễn ra khi PBoC nỗ lực bảo vệ giá trị của đồng nhân dân tệ. Dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố hôm 18/10, cho thấy, khoảng 15 tỷ USD Mỹ trong tổng số 21,1 tỷ USD bán ròng trái phiếu chính phủ Mỹ trong tháng 8 là giao dịch đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc như PBoC cũng như các quỹ tương hỗ và nhà đầu tư cá nhân.