Chứng khoán giao dịch "lờ đờ", nhà đầu tư có nên xuống tiền?
Tiếp tục xu hướng giảm điểm
Nhiều chuyên gia nhận định, sau dịp nghỉ lễ, chỉ số VN-Index vẫn sẽ trong xu hướng giảm với ngưỡng hỗ trợ mới ở mức thấp 1.150 điểm.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4 VN-Index giảm 22,67 điểm (-1,86%), đóng cửa tại 1.193,01 điểm. Thanh khoản khớp lệnh giảm với 766,2 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.
Nhóm VN30 giảm 21,96 điểm (-1,78%), đóng cửa tại 1.210,74 điểm. Trong nhóm, chỉ có 4 mã tăng giá, đó là MSN (+1,1%), POW (+0,5%), VNM (+0,3%), SSB (+0,2%). Ngược lại, có đến 26 mã giảm giá như GVR (-5,6%), BID (-4,4%), CTG (-4%), SHB (-3,5%), TPB (-3,4%).
![]() |
Chứng khoán hôm nay có thể thị trường tiếp tục giảm điểm. Ảnh chụp màn hình sáng 18/4 |
Với trạng thái suy yếu trở lại của thị trường, nhiều nhóm ngành chìm trong sắc đỏ, sắc xanh phần lớn tại một số cổ phiếu đơn lẻ trong nhóm vừa và nhỏ. Nhóm Ngân hàng, nhóm Chứng khoán, nhóm Thép, nhóm Hóa chất,... có tác động không tốt lên thị trường.
Khối ngoại quay lại bán ròng trên sàn HOSE, với giá trị 987,5 tỷ đồng. Trong đó, họ bán mạnh tại FUEVFVND (-339,9 tỷ), VHM (-145,6 tỷ), SHB (-95 tỷ), MSN (-67,4 tỷ), VIC (-66 tỷ). Ở chiều ngược lại, họ mua nhiều tại VNM (+106,2 tỷ), GMD (+62,1 tỷ), MWG (+28,2 tỷ), SSI (+23,4 tỷ), EVF (+16,9 tỷ) .
Chứng khoán ngành Công Thương có gì đặc biệt?
Chứng khoán ngành Công Thương trong ngày giao dịch 17/4: Nhóm cổ phiếu năng lượng, công nghiệp chịu áp lực bán mạnh, theo đà giảm của thị trường chung.
Với áp lực bán gia tăng mạnh trong phiên chiều khi VN-INDEX không giữ được hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm, các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán nhiều mã giảm mạnh hết biên độ như FTS (-6,84%), BVS (-6,32%), BSI (-6,14%), CTS (-5,79%).... ngoài IVS (+1,77%), HBS (+1,30%).
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết cũng điều chỉnh giảm điểm, thanh khoản giảm khá mạnh, dưới mức trung bình với BID (-4,37%), CTG (-3,96%), SHB (-3,48%), TPB (-3,41%) ngoài LPB (+3,34%) duy trì xu hướng tăng giá tích cực nhất. Các cổ phiếu xây dựng, vật liệu xây dựng hầu hết cũng chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản dưới mức trung bình với DPG (-6,93%), LCG (-4,66%), VLB (-4,32%), BMP (-3,17%), CTD (-3,03%).
Các cổ phiếu bất động sản ngoài một số mã tích cực như QCG (+6,71%), TDH (+6,23%), VPI (+1,08%) thì đa số vẫn chịu áp lực bán mạnh đột biến như NTL (-5,98%), CCL (-5,61%), DXG (-5,38%), NVL (-4,44%), DIG (-4,32%).Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su phân hóa hơn, đa số chịu áp lực điều chỉnh mạnh với GVR (-5,60%), DPR (-4,07%), KBC (-3,59%), PHR (-3,04%), ngoài SZC (-1,82%), DTD (+0,80%).
Trong khi đó các cổ phiếu dầu khí sau phiên phục hồi tốt đã chịu áp lực bán mạnh trở lại khi nhiều mã chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản gia tăng vượt mức trung bình như PVC (-6,58%), PVD (-4,71%), CNG (-4,63%), PVS (-3,26%), ngoài PSH (+6,83%), POS (+4,43%).
Nhận định thị trường chứng khoán
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, tín hiệu hiện tại có thể tiếp tục gây sức ép lên thị trường trong thời gian tới và rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu. Tuy nhiên, tạm thời thị trường sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 1.176 - 1.182 điể, vùng MA (200) tuần, và có dao động thăm dò cung cầu trong thời gian tới.
Do vậy các nhà đầu tư cần thận trọng và giữ tỷ trọng danh mục ở mức an toàn, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu vùng hỗ trợ để đánh giá lại trạng thái của thị trường. Hiện tại vẫn nên cân nhắc những đợt hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội cho rằng Vn-Index tiếp tục giảm điểm và rủi ro rơi về các ngưỡng sâu hơn đang gia tăng. Nhà đầu tư ngắn hạn nên tranh thủ các nhịp thị trường hồi phục để hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn. Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang vận động trở lại kênh tích lũy rộng 1.150 điểm - 1.250 điểm và có thể vận động tích lũy lại sẽ kéo dài, do đó nhà đầu tư trung hạn không nên giải ngân trong bối cảnh hiện tại mà cần kiên nhẫn chờ đợi nhịp tích lũy lại tin cậy hơn.
Theo nhóm chuyên gia Chứng khoán Asean SC, thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4 với xu hướng giảm điểm mạnh. VN-Index giảm 22,67 điểm (-1,86%), đóng cửa ở mức 1.193,01 điểm. Khối lượng giao dịch tăng mạnh về cuối phiên sau những trạng thái giao dịch “lờ đờ” cùng thanh khoản thấp trong phiên sáng. Quán tính bán vẫn là xu thế áp đảo trong tuần sau khi mất đi nền tích lũy trung hạn 1,240 điểm. Hiện tại điểm cân bằng cho các vị thế trung-dài hạn chưa rõ ràng.
"Do đó chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư giữ hành động chậm, không vội giải ngân khi sức ép từ thị trường mới chỉ dần gia tăng", chuyên gia Asean SC khuyến nghị.
Tin mới cập nhật

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu
Tin khác

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
