Chưa phát triển điện mặt trời mái nhà trường học, khu công nghiệp: Tại sao?

Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở...
Cần có ngay cơ chế mang tính đột phá phát triển điện mặt trời mái nhà Chia sẻ kinh nghiệm, lợi ích trong phát triển điện mặt trời trong sản xuất công nghiệp Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Dự thảo nêu quy định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. Đây được coi là chính sách nhằm thúc đẩy từng bước thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023.

Vì sao chỉ khuyến khích điện mặt trời mái nhà công sở, nhà ở?

Khi Dự thảo được công bố, trên một số diễn đàn mạng xã hội, có ý kiến suy luận chủ quan cho rằng, việc Bộ Công Thương cần phải mở rộng thêm đối tượng được thụ hưởng chính sách ưu đãi như mái nhà khu công nghiệp, bệnh viện, trường học...

Trao đổi với Báo Công Thương về nội dung này, một cán bộ của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), thông tin: Về mục tiêu, quy mô của điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hồng Hà phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể “Cơ cấu nguồn điện đến năm 2030, điện mặt trời 12.836 MW (8,5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10.236 MW, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu khoảng 2.600 MW”.

Như vậy, quy hoạch cấp quốc gia đã xác định nguồn điện mặt trời tự sản tự tiêu phát triển thêm đến năm 2030 so với quy mô hiện nay khoảng 2.600 MW. Việc đặt ra quy mô này nhằm đến mục tiêu quan trọng là bảo đảm cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia, bảo đảm vấn đề an ninh hệ thống điện, vận hành an toàn và điều độ của hệ thống điện quốc gia.

Bộ Công Thương chỉ đạo Đẩy nhanh việc đàm phán giá bán điện của dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp

Bộ Công Thương không yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải xin giấy phép hoạt động, do đó không phát sinh giấy phép con như nhiều người lo ngại

Đối với Dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN vừa được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo số 107/BC-BCT ngày 26/7/2023, đối tượng đã đề xuất áp dụng là nhà dân và cơ quan công sở.

Về hai đối tượng này, thứ nhất, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (Văn bản số 4286/VPCP ngày 10/6/2023 của Văn phòng Chính phủ), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (Thông báo số 219/TB-VPCP ngày 12/6/2023 và Văn bản 4552/VPCP-CN ngày 20/6/2023 của Văn phòng Chính phủ), yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN cho các đối tượng áp dụng là nhà dân và cơ quan công sở;

Thứ hai, lắp đặt ĐMTMN để tự sản tự tiêu, tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.

“Đối với các đối tượng khác như ĐMTMN trên mái trụ sở doanh nghiệp, nhà xưởng, bệnh viện, trường học... Bộ Công Thương cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xem xét, có ý kiến chỉ đạo. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích để áp dụng cho các đối tượng vừa nêu”, vị này nói.

Đồng quan điểm, theo các chuyên gia năng lượng, Dự thảo mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến, đã nêu rõ: “Lựa chọn hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp để thực hiện trước”. Để đưa ra quyết định này, Bộ Công Thương đã căn cứ chính như sau:

Thứ nhất, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045.

Thứ hai, Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở, nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.

Quyết định 500/QĐ-TTg cũng nêu rõ: “Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái nhà công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW. Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp".

Thứ ba, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một số bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện mục tiêu trong Quy hoạch Điện VIII.

Thứ tư, căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4286/VPCP ngày 10/6/2023 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ để triển khai đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương đề xuất xây dựng cơ chế dưới hình thức Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Không cấm, chỉ chưa ưu tiên phát triển

Việc chưa đưa ra cơ chế phát triển điện mái nhà ở khu công nghiệp, bệnh viện, trường học không thể nói là cấm, mà chỉ là chưa ưu tiên phát triển ngay, cần được xem xét, tính toán trên cơ sở phát triển các nguồn điện khác trong tổng cơ cấu nguồn điện, nhằm khai thác nguồn điện năng lượng tái tạo phân tán và không phải đầu tư nâng cấp lưới điện phân phối và đặc biệt là đảm bảo cho hệ thống điện vận hành an toàn. Trừ những hệ thống ĐMT độc lập (mini grid), có trang bị lưu điện và không đấu nối với lưới điện quốc gia thì không bị giới hạn phát triển.

Trong tương lai, khi hệ thống điện phát triển thêm nhiều nguồn điện chạy nền và nhất là nguồn điện linh hoạt thì sẽ tạo điều kiện để tích hợp nhiều hơn nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời (bao gồm cả ĐMTMN là nguồn điện có tính chất bất định, phụ thuộc vào thời tiết).

Thống nhất mức giá tạm thời điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp
Việc chưa đưa ra cơ chế phát triển điện mái nhà ở khu công nghiệp, bệnh viện, trường học không thể nói là cấm, mà chỉ là chưa ưu tiên phát triển ngay, cần được xem xét

Bên cạnh đó, mái nhà ở khu công nghiệp, bệnh viện, trường học… đều là những nơi có diện tích lớn, có thể lắp đặt từ gần 1 MW đến cả chục MW. Việc đầu tư quy mô lớn như vậy cần nhiều điều kiện về vốn, an toàn kỹ thuật, phòng chống cháy nổ, trạm biến áp, đường dây truyền tải nội bộ, quản lý, nhân sự vận hành; chất lượng điện, lưu trữ điện, các điều kiện kết nối xoay chiều giữa điện tự dùng và điện lưới quốc gia khi không có nắng vào buổi tối, trời mưa hoặc thay đổi thời tiết trong ngày. Đó là chưa kể các yếu tố môi trường, chất thải từ tấm quang điện…

Trên thực tế, các nguồn điện năng lượng tái tạo (mặt trời Farm, điện gió) quy mô được đầu tư bài bản thành hệ thống hiện nay vẫn đang gặp khó khăn trong việc huy động vì sản lượng không lớn phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, độ ổn định, an toàn của hệ thống truyền tải, chất lượng điện.

Mặt khác, các nhà máy, các khu công nghiệp sản xuất công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghệ cao như điện tử… cần nguồn điện chất lượng ổn định, liên tục. Chắc chắn họ không thể dùng điện mặt trời mái nhà để sản xuất (trừ các doanh nghiệp đầu tư hệ thống lưu trữ hiện đại – được biết hệ thống lưu trữ quy mô lớn chưa có).

Việc phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời mái nhà đã được nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từ thực hiện Quy hoạch VII, Quy hoạch VII điều chỉnh và cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, điện gió giai đoạn vừa qua. Sự phát triển nóng của điện mặt trời mái nhà nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung đã để lại một số tồn tại, trong đó có việc lợi dụng chính sách để bán điện với giá cao, trong thời gian dài mà nhiều người đang đổ lỗi cho cơ quan quản lý.

Do đó, việc mở rộng đối tượng như trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khách sạn, hộ nông dân có trang trại, nhà kho gắn liền với nhà ở, bến xe, cảng biển... được hưởng chính sách hỗ trợ sẽ được nghiên cứu trong các quy định sau này.

“Có thể khẳng định, việc phát triển điện mặt trời mái nhà nói riêng, điện mặt trời và năng lượng tái tạo nói chung tại Việt Nam đều được khuyến khích nhưng cần phải tuân thủ theo quy hoạch và tuỳ vào tình hình thực tế từng giai đoạn để đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo các yếu tố môi trường, xã hội và quan trọng hơn là vì lợi ích chung của đất nước”, một chuyên gia cho biết.

Trước câu hỏi các dự án điện mặt trời mái nhà các công trình như trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khách sạn… không phát điện lên lưới, không gây áp lực lên hệ thống truyền tải. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng không mua lại thì tại sao lại cấm cản? Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho hay quan điểm này có cả sai và đúng.

Cụ thể, sai là Nhà nước không cấm nhưng cần phải kiểm soát để bảo đảm an ninh, an toàn của hệ thống điện quốc gia. Do ĐMTMN nếu có liên kết với lưới điện quốc gia (đấu nối sau công tơ) thì sẽ gây áp lực lên hệ thống điện quốc gia vì khi ban ngày có nắng thì nguồn điện mặt trời được sản xuất ra sẽ cấp cho phụ tải. Nhưng khi không có nắng thì lưới điện quốc gia vẫn phải bảo đảm cấp đủ điện cho nhu cầu sử dụng.

Tuy nhiên sự ảnh hưởng lớn nhất ở đây là hoạt động của ĐMTMN phụ thuộc vào thời tiết, nắng mây mưa thất thường, dẫn đến sự tăng giảm việc tiêu thụ điện cũng thất thường, sự thất thường này làm cho hệ thống điện khó điều độ, khó bảo đảm vận hành an toàn và có thể gây sự cố lưới điện.

Theo đánh giá của các chuyên gia và kinh nghiệm các nước phát triển, tỉ lệ công suất nguồn điện mặt trời chiếm khoản 15% đến 20% công suất nguồn của hệ thống điện thì công tác điều độ, vận hành lưới điện được an toàn. Trong khi đó, tỉ lệ này ở Việt Nam hiện đang khoảng 20%. Bên cạnh đó, tỉ lệ này cũng được Chính phủ đặt ra tại Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đến năm 2030 nguồn điện mặt trời chiếm khoảng 14%.

Ý đúng ở đây là ĐMTMN sẽ không gây áp lực lên hệ thống điện quốc gia nếu nguồn này độc lập, không có sự liên kết với lưới điện, nghĩa là phụ tại và nguồn phát điện độc lập với lưới điện, hoạt động không phụ thuộc vào sự có hay không có điện trên lưới điện quốc gia.

Trong trường hợp này nhà nước không cấm và cũng không cần phải kiểm soát.

Không có chuyện phát sinh giấy phép… con

Bộ Công Thương thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà để xây dựng cơ chế cho đối tượng là nhà dân, cơ quan công sở. Trong dự thảo cơ chế, Bộ Công Thương không yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải xin giấy phép hoạt động, do đó không phát sinh giấy phép con như nhiều người lo ngại.

Bên cạnh đó, Nhà nước không cấm việc các doanh nghiệp lắp đặt ĐMTMN để tự sử dụng, tham gia vào quá trình giảm phát thải carbon. Nhưng việc phát triển cũng cần được quản lý, giám sát để bảo đảm sự quản lý của nhà nước, đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống điện quốc gia và các vấn đề chung của xã hội.

Hoàng Hưng

Tin mới cập nhật

Áp lực nhu cầu lấn át rủi ro địa chính trị, giá dầu có tuần giảm thứ hai liên tiếp

Áp lực nhu cầu lấn át rủi ro địa chính trị, giá dầu có tuần giảm thứ hai liên tiếp

Giá dầu ghi nhận tuần giao dịch 15 – 21/4 với biến động rất mạnh, giá dầu WTI giảm 3,36% xuống 82,22 USD/thùng, dầu Brent giảm 3,49% xuống 87,29 USD/thùng.
Căng thẳng Trung Đông đẩy khả năng giá dầu vượt ngưỡng 100 USD mỗi thùng

Căng thẳng Trung Đông đẩy khả năng giá dầu vượt ngưỡng 100 USD mỗi thùng

Những nhận định về giá dầu chạm ngưỡng 100 USD/thùng đã quay trở lại thị trường trong tuần này.
Giá dầu trên thị trường thế giới giảm xuống gần mức thấp của ba tuần

Giá dầu trên thị trường thế giới giảm xuống gần mức thấp của ba tuần

Giá dầu thế giới “neo” gần mức thấp nhất trong ba tuần vào kết phiên ngày 18/4.
Giá dầu bất ngờ lao dốc 3%

Giá dầu bất ngờ lao dốc 3%

Kết thúc ngày 17/4, giá dầu thế giới bất ngờ lao dốc, đánh rơi khoảng hơn 3% giá trị, ghi nhận ngày giảm giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 12/2023.
Số liệu kinh tế của Mỹ gây sức ép lên giá dầu thế giới

Số liệu kinh tế của Mỹ gây sức ép lên giá dầu thế giới

Dầu Brent ở mức cao nhất 6 tháng trong tuần này, giữ ở mức quanh 90 USD/thùng do leo thang căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông.
Giá dầu đảo chiều tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị leo thang

Giá dầu đảo chiều tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị leo thang

Giá dầu ghi nhận những biến động trái chiều liên tục trong ngày giao dịch 10/4, trước hàng loạt yếu tố quan trọng về cả cung cầu, vĩ mô và địa chính trị.
Giá dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá dầu bất ngờ quay đầu giảm

Đóng cửa ngày 9/4, giá dầu bất ngờ quay đầu giảm bất chấp các thông tin cho thấy nguy cơ nguồn cung siết chặt ngày càng lớn.
[Infographics] Đường dây 500kV Bắc – Nam: Hiện đại hóa hệ thống truyền tải quốc gia

[Infographics] Đường dây 500kV Bắc – Nam: Hiện đại hóa hệ thống truyền tải quốc gia

Trải qua 30 năm vận hành, hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Nam không ngừng được hiện đại hóa, mở rộng số lượng và tăng công suất truyền tải.
Giá dầu Brent lần đầu vượt mốc 90 USD/thùng

Giá dầu Brent lần đầu vượt mốc 90 USD/thùng

Giá dầu đã bất ngờ đảo chiều tăng vọt trở lại vào cuối phiên sau hàng loạt rủi ro địa chính trị.
Tăng trưởng Mỹ tích cực đẩy giá dầu trong bối cảnh nguồn cung hạn chế

Tăng trưởng Mỹ tích cực đẩy giá dầu trong bối cảnh nguồn cung hạn chế

Nhiều mặt hàng trong nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá, với giá dầu bật tăng mạnh mẽ lên mức cao nhất trong 5 tháng qua.

Tin khác

Áp lực tồn kho Mỹ gia tăng kéo giá dầu giảm nhẹ

Áp lực tồn kho Mỹ gia tăng kéo giá dầu giảm nhẹ

Giá dầu thế giới biến động giằng co trong phiên giao dịch ngày 27/3.
Áp lực tồn kho có thể kéo giá dầu suy yếu

Áp lực tồn kho có thể kéo giá dầu suy yếu

Giá dầu gặp áp lực ngay khi mở cửa phiên giao dịch ngày 27/3.
Giá dầu có thể tiếp tục tăng trước các rủi ro nguồn cung

Giá dầu có thể tiếp tục tăng trước các rủi ro nguồn cung

Trước các rủi ro nguồn cung nhiều khả năng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá dầu trong phiên hôm nay.
Căng thẳng địa chính trị tiếp diễn đẩy giá dầu phục hồi

Căng thẳng địa chính trị tiếp diễn đẩy giá dầu phục hồi

Thị trường dầu thô đón nhận lực mua tích cực trở lại trong bối cảnh rủi ro địa chính trị.
Giá dầu có thể sẽ phục hồi trước rủi ro nguồn cung

Giá dầu có thể sẽ phục hồi trước rủi ro nguồn cung

Giá dầu đang có xu hướng điều chỉnh giảm trở lại sau khi chạm cạnh trên của kênh tăng giá chính.
Tập đoàn SK hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam

Tập đoàn SK hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam

Công ty SK ecoplant đã ký với BCG Energy một thỏa thuận hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam.
Giá dầu duy trì đà giảm trước sự tăng vọt của đồng USD

Giá dầu duy trì đà giảm trước sự tăng vọt của đồng USD

Kết thúc ngày giao dịch 21/3, giá dầu ghi nhận phiên giảm thứ hai liên tiếp trước sự tăng vọt của đồng USD.
Giá dầu có thể giảm về vùng 79,5 - 80 USD phiên hôm nay

Giá dầu có thể giảm về vùng 79,5 - 80 USD phiên hôm nay

Giá dầu phục hồi nhẹ trong phiên sáng khi thị trường vẫn đang đánh giá báo cáo tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Giá dầu thu hẹp đà giảm về cuối phiên trước tín hiệu vĩ mô tích cực

Giá dầu thu hẹp đà giảm về cuối phiên trước tín hiệu vĩ mô tích cực

Kết thúc ngày giao dịch 20/3, giá dầu gặp sức ép khi áp lực bán chốt lời bắt đầu xuất hiện sau chuỗi tăng nóng nhiều phiên liên tiếp.
Giá dầu có thể sẽ điều chỉnh giảm về vùng 80,8 - 81 USD

Giá dầu có thể sẽ điều chỉnh giảm về vùng 80,8 - 81 USD

Giá dầu gặp áp lực do hành động chốt lời của nhà đầu tư sau chuỗi nhiều phiên tăng nóng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
“Cầm cương” giá vàng – Bài 2: Giá vàng "nóng bỏng tay", ai hưởng lợi?

“Cầm cương” giá vàng – Bài 2: Giá vàng "nóng bỏng tay", ai hưởng lợi?

Cơn sốt vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ai sẽ là người hưởng lợi trong việc giá vàng liên tục leo thang?
Phiên bản di động