Châu Thành – Sóc Trăng: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với tiêu thụ sản phẩm

Những làng nghề truyền thống đã hình thành nét văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Sóc Trăng: Tìm thị trường riêng cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc Đặc sản vú sữa tím Sóc Trăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Để bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống gắn với tiêu thụ sản phẩm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã đề ra một số giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, quy hoạch các làng nghề truyền thống như: Bánh pía, đâm cốm dẹp, đan đát, vẽ tranh trên kiếng nhằm tập trung đầu tư, hỗ trợ về mặt pháp lý để bảo tồn và khôi phục. Đối với những làng nghề có tiềm năng phát triển như đan đát, vẽ tranh trên kiếng, hướng tới hỗ trợ mở rộng thị trường đầu tư phù hợp để nâng cao vị thế và sức cạnh tranh. Quy hoạch các làng nghề truyền thống theo hướng vừa sản xuất vừa phát triển du lịch, góp phần định hướng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Châu Thành – Sóc Trăng:  Phát triển làng nghề truyền thống gắn với tiêu thụ sản phẩm
Làm bánh pía là nghề thủ công truyền thống của huyện Châu Thành

Thứ hai, thực hiện chính sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để các làng nghề phát triển. Trên cơ sở thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”; Quyết định 2276/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống “Nghề làm bánh Pía” xã Phú Tâm, xã Thuận Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 – 2025, huyện Châu Thành đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn có tiềm năng phát triển làng nghề có chính sách thông thoáng, hỗ trợ về vốn vay, mặt bằng và thông tin để các cơ sở sản xuất có tiềm năng phát triển nhưng thiếu vốn dễ tiếp cận nguồn vốn, cơ chế cho vay ưu đãi, ưu đãi thuế.

Nhiệm vụ của đề án là đánh giá hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm bánh pía truyền thống của cộng đồng người Hoa trên địa bàn huyện Châu Thành; khảo sát, sưu tầm tổng thể nghề làm bánh pía truyền thống; quảng bá sản phẩm bánh pía truyền thống phục vụ du lịch… Tiến độ thực hiện chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I (2022-2023) và giai đoạn II (2024-2025) với tổng kinh phí thực hiện trên 1 tỷ đồng. Thực hiện đề án bảo tồn sẽ góp phần bảo vệ nét đặc trưng của bánh pía, giữ được những giá trị của nghề thủ công truyền thống của người Hoa ở Sóc Trăng.

Châu Thành – Sóc Trăng:  Phát triển làng nghề truyền thống gắn với tiêu thụ sản phẩm
Làng nghề đan lát Phước Quới

Thứ ba, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của các làng nghề đan đát, đâm cốm dẹp, vẽ tranh trên kiếng. Nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm làng nghề truyền thống, trước hết phải thành lập các hợp tác xã. Các hợp tác xã này là cầu nối liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, không chỉ tạo thu nhập ổn định cho bà con mà còn mở ra cơ hội để các sản phẩm của làng nghề tiếp cận và tiêu thụ tại nhiều thị trường mới.

Đơn cử tại làng nghề đan lát Phước Quới ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành từ lâu đã nổi tiếng với nghề truyền thống đan lát tre, nứa. Phú Tân là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với gần 80% dân số đồng bào Khmer. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và địa phương, đồng bào Khmer đã khôi phục và phát triển nghề đan lát thủ công truyền thống. Chỉ bằng những nguyên liệu giản đơn như tre, nứa, qua đôi bàn tay khéo léo, đồng bào Khmer đã tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: Thúng, rổ, rá, lồng đèn, khay đựng trầu… Nhiều sản phẩm có kiểu dáng đẹp, bắt mắt được xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc…, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào.

Để làng nghề đan lát Phước Quới phát triển ổn định, huyện Châu Thành đã hỗ trợ thành lập các hợp tác xã làng nghề, thu hút hàng trăm hộ dân tham gia. Ngoài thu nhập ổn định, nhiều thành viên hợp tác xã còn được vay vốn ưu đãi mua nguyên liệu, thiết bị để phát triển sản xuất. Đến nay, tất cả các hộ thành viên hợp tác xã đã thoát nghèo, xây được nhà cửa khang trang; đường làng được bê tông hóa, ngõ xóm sạch đẹp.

Thứ tư, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch để bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững. Theo đó, Châu Thành xác định, phát triển du lịch bền vững là nhiệm vụ quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, huyện đã tranh thủ thu hút đầu tư đa đạng hóa các sản phẩm du lịch có lợi thế như: Du lịch tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa lễ hội và làng nghề truyền thống, du lịch cộng đồng. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, dịch vụ,… Đồng thời, làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi pháp lý phù hợp và thông thoáng, tạo điều kiện cho du lịch có bước phát triển.

Các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Châu Thành đều có lịch sử phát triển lâu đời, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phong phú, đa dạng, mang tính cộng đồng cao. Đặc biệt, xã Phú Tân tập trung nhiều làng nghề như: Đan đát, đâm cốm dẹp, vẽ tranh trên kiếng… góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc.

Việt Hoàng

Tin mới cập nhật

Đắk Lắk: Liên kết trồng khoai lang để phát triển bền vững

Đắk Lắk: Liên kết trồng khoai lang để phát triển bền vững

Khoai lang là cây trồng góp phần vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk.
Đồng bằng sông Cửu Long: Xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ tơ sen

Đồng bằng sông Cửu Long: Xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ tơ sen

IUCN sẽ triển khai dự án “Xây dựng chuỗi giá trị bền vững các sản phẩm từ tơ sen tại Việt Nam nhằm hỗ trợ chiến lược trữ lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tin khác

Bắc Kạn: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Kạn: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, Bắc Kạn đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đắk Nông: Nâng tầm giá trị vùng lúa đặc sản Buôn Chóah

Đắk Nông: Nâng tầm giá trị vùng lúa đặc sản Buôn Chóah

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô đang trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa đặc sản của tỉnh Đắk Nông.
Ninh Thuận: Đưa thương hiệu gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm vươn xa

Ninh Thuận: Đưa thương hiệu gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm vươn xa

Ninh Thuận đang đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại để sản phẩm gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm có chỗ đứng trên thị trường và hướng đến xuất khẩu.
Hà Giang: Thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm địa phương

Hà Giang: Thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm địa phương

Với tiềm năng, lợi thế của một tỉnh miền núi, Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm đặc sản của địa phương.
Quảng Trị: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao từ cây trẩu

Quảng Trị: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao từ cây trẩu

Trẩu là loại cây có giá trị kinh tế cao; trồng trẩu lấy dầu góp phần nâng cao độ che phủ rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào vùng cao Quảng Trị.
Bình Phước: Hình thành vùng chuyên canh cây điều

Bình Phước: Hình thành vùng chuyên canh cây điều

Dễ trồng, phù hợp với điều kiện địa hình, cây điều được tỉnh Bình Phước xác định là cây trồng giúp đồng bào dân tộc thiểu số tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Bình Định: Xây dựng thương hiệu dệt thổ cẩm của đồng bào Ba Na

Bình Định: Xây dựng thương hiệu dệt thổ cẩm của đồng bào Ba Na

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na (Bình Định) mà còn tạo ra sản phẩm hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc

Hoạt động du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà và văn hóa các dân tộc đang được Thái Nguyên đầu tư, khai thác hiệu quả.
Quảng Trị: Đồng bào dân tộc vươn lên khá giả từ cây sắn

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc vươn lên khá giả từ cây sắn

Sắn đã trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, giúp đồng bào dân tộc huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Xín Mần - Hà Giang: Phát triển thương hiệu gạo tẻ Già Dui

Xín Mần - Hà Giang: Phát triển thương hiệu gạo tẻ Già Dui

Giống lúa Già Dui được đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang gìn giữ và bảo tồn nguồn gen quý từ bao đời nay.
Xem thêm

Đọc nhiều

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công khai, minh bạch quá trình đàm phán với chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.
Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Chuyên gia nhấn mạnh việc ký hợp đồng mua bán điện giữa EVN và chủ đầu tư các dự án điện tái tạo chuyển tiếp phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội: Nhiều khu vực tại quận Hà Đông bị cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội: Nhiều khu vực tại quận Hà Đông bị cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Bộ Công Thương sẽ tạo điều điện thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng cho các hộ gia đình và khu công nghiệp thương mại.
Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Báo Công Thương cập nhật tình hình thực hiện thủ tục các dự án điện tái tạo chưa có giá, tính đến sáng 27/5.
Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội mới nhất theo cập nhật của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023

Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023

1.653 drone (máy bay không người lái) sẽ thắp sáng bầu trời đêm của Nha Trang trong đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang 2023.
Hộp thư bạn đọc: Thông tin phản ánh về Công ty HUDIC và dự án Khu nhà ở Khởi Thành

Hộp thư bạn đọc: Thông tin phản ánh về Công ty HUDIC và dự án Khu nhà ở Khởi Thành

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh liên quan đến Công ty HUDIC, Than Hà Lầm – Vinacomin, Dự án Khu nhà ở Khởi Thành và Công ty Xây dựng và cây xanh Hà Đô.
Phiên bản di động