Cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt, hướng đi nào cho Việt Nam trong năm 2023?
Thu hút FDI: Khắc phục “mặt trái” của tấm huân chương Singapore giữ ngôi “quán quân” đầu tư vào Việt Nam với gần 5,78 tỷ USD |
Cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt
Tại lễ công bố Báo cáo thường niên 2022 về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được tổ chức mới đây, GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, theo dự báo của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2023 tiếp tục suy giảm, nguyên nhân là bởi, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo chậm lại.
![]() |
Cạnh tranh trong thu hút FDI toàn cầu ngày càng gay gắt |
Cu thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á chậm lại ở mức 1,6%, một số nền kinh tế lớn tại châu Á như Hàn Quốc cũng được điều chỉnh xuống mức 2%; Ấn Độ 6,1% trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng, buộc nhiều ngân hàng trung ương phải “siết chặt” chính sách tiền tệ, xuất khẩu giảm do tình hình kinh tế tại các đối tác thương mại chính của khu vực này.
Cùng với đó, theo dự báo của IMF, tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN trong năm 2023 cũng chịu tác động của giá lương thực và năng lượng cao hơn – nguyên nhân làm giảm sức mua của các hộ gia đình. Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan dự báo ghi nhận tăng trưởng giảm xuống 4,9% vào năm 2023.
Trong bối cảnh tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu được dự báo đối mặt với nhiều thách thức, GS, TSKH Nguyễn Mại cho rằng, chính sách của Chính phủ các nước phát triển có xu hướng hạn chế FDI ra ngoài để tập trung nguồn lực ứng phó với tình trạng suy thái kinh tế, gia tăng số lượng người thất nghiệp tại quốc gia họ và đảm bảo an ninh quốc gia đối với công nghệ nguồn.
Để “giữ chân” các nhà đầu tư, Mỹ đã giảm thuế thu nhập từ 25% xuống còn 21%, cải cách thủ tục cấp phép đầu tư, đưa ra các tiêu chuẩn linh hoạt hơn nhằm nâng cao tính cạnh tranh của một số ngành công nghiệp Mỹ như năng lượng, ô tô, nhôm, thép, đồng thời áp thuế cao đối với hàng hoá nhập khẩu.
Từ thực tế trên ông Đặng Xuân Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Như vậy, cạnh tranh trong thu hút FDI hiện nay không chỉ giới hạn ở các quốc gia tiếp nhận dòng vốn FDI với nhau mà còn phải cạnh tranh cả với những quốc gia “xuất khẩu” đầu tư nước ngoài. Bởi trong bối cảnh này, cả các nước “xuất khẩu” đầu tư họ cũng muốn thu hút FDI quay trở lại đất nước của họ. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư, trong đó có Việt Nam.
![]() |
Thu hút FDI thời gian tới cần hướng vào tăng trưởng xanh và chuyển đổi số |
Nâng cấp chính sách thu hút FDI phù hợp với điều kiện mới
Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI toàn cầu ngày càng gay gắt, trong khi đó, theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Báo cáo thường niên về FDI năm 2022 tại Việt Nam lại cho thấy, 68,5% doanh nghiệp FDI cho rằng Việt Nam có những yếu tố thuận lợi hơn so với các nước khác mà họ cân nhắc đầu tư. Tuy nhiên, tham nhũng và thủ tục hành chính, chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ công vẫn là những vấn đề nổi lên, cần được tiếp tục khắc phục.
Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả định hướng thu hút FDI theo tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về thu hút dòng vốn FDI có chất lượng, Việt Nam cần nâng cấp chính sách và sử dụng FDI hướng mạnh vào tăng trưởng xanh, chuyển đổi số và kết nối chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn đa quốc gia.
Lý giải về nguyên nhân tập trung thu hút FDI vào tăng trưởng xanh và chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng đây là hai xu hướng tất yếu và không thể đảo ngược trong bối cảnh hiện nay. Nhiều tập đoàn toàn cầu trên thế giới, khi đưa ra quyết định đầu tư họ cũng lựa chọn đến tiêu chí phát triển bền vững, trong đó Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đầu tư nhà máy trung hoà carbon đầu tiên của Tập đoàn tại Việt Nam chính là một ví dụ điển hình.
Để giúp Việt Nam chiến thắng trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI, Việt Nam cũng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, trong đó có việc nội luật hoá tối thiểu toàn cầu, xử lý tốt quan hệ nội lực với ngoại lực, hiện đại hoá hạ tầng kinh tế - xã hội và đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia là các giải pháp chính nhằm tăng cường thu hút và nâng cao chất lượng, hiệu quả dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Delphine Rousselet – Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết: Trong cuộc khảo sát về môi trường kinh doanh mới nhất của EuroCham với 1.300 doanh nghiệp thành viên cho thấy, có 41% doanh nghiệp cho biết đang chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam, tăng 30% so với khảo sát trước đó. Cùng với đó, 35% doanh nghiệp EuroCham đưa Việt Nam vào Top 5 điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất của họ.
Tuy vậy, theo bà Delphine Rousselet có 3 vấn đề cản trở dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam, đó là: Chính sách của Việt Nam vẫn thiếu rõ ràng trong các quy định; thủ tục hành chính chưa có nhiều cải thiện và vấn đề visa với người nước ngoài vẫn còn là một “rào cản”. Trong đó, những vướng mắc trong thủ tục hành chính vẫn là vấn đề quan ngại nhất hiện nay.
“Nếu Việt Nam có thể cải thiện tốt những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính thì sẽ thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả hơn trong thời gian tới” – bà Delphine Rousselet khẳng định.
Tin mới cập nhật

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Cách hay để xúc tiến tiêu thụ nông sản

Việt Nam tiếp tục là điểm đến của dòng vốn đầu tư nước ngoài

Liên minh xây dựng ngành tôm phát triển, xuất khẩu bền vững

Thêm đơn hàng nhờ sản xuất xanh

Chuyên gia: Cần cơ chế đánh giá độc lập các quy định, chính sách

Doanh nghiệp và ngư dân nâng cao ý thức, quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU

Doanh nghiệp ô tô nội khó khăn, Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ

Ứng phó với những “cơn gió ngược” của nền kinh tế

Ngành điều đối mặt khó khăn kép
Tin khác

Ban chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật khai trừ khỏi Đảng nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Cộng hưởng sức mạnh từ hợp tác đầu tư nước ngoài

Việt Nam được kỳ vọng trở thành "ngôi sao logistics" của châu Á

Lợi ích đường dài khi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Giao dịch bất động sản bắt buộc phải thông qua sàn có thực sự cần thiết?

Nuôi biển tiến ra xa bờ - Hướng đi chiến lược phát triển nghề cá

Bức tranh kinh tế 4 tháng: Nhiều dấu hiệu khởi sắc song vẫn tiềm ẩn rủi ro

Thiết lập trụ cột hợp tác mới về tài chính xanh Việt Nam - Luxembourg

Vốn FDI hướng nhiều hơn vào tăng trưởng xanh

Việt Nam vẫn là địa chỉ tin cậy thu hút đầu tư nước ngoài
Đọc nhiều

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023

Hộp thư bạn đọc: Thông tin phản ánh về Công ty HUDIC và dự án Khu nhà ở Khởi Thành

Mục sở thị những nhũ đá độc lạ hang Bó Mỳ Hà Giang
