Các FTA sẽ là đòn bẩy cho xuất khẩu dệt may năm 2023

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2022 đã cán đích 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Đặt trong bối cảnh lạm phát ở nhiều thị trường khiến ngành dệt may gặp khó, đây là kết quả rất đáng ghi nhận.
Xuất khẩu dệt may vượt khó về đích Xuất khẩu dệt may vượt khó về đích
Xuất khẩu dệt may về đích lỗi hẹn với mục tiêu Xuất khẩu dệt may về đích lỗi hẹn với mục tiêu
Ngành dệt may đặt tham vọng xuất khẩu 47 tỷ USD năm 2023 Ngành dệt may đặt tham vọng xuất khẩu 47 tỷ USD năm 2023

Vượt qua khó khăn

Khó khăn của ngành dệt may bắt đầu từ khoảng tháng 9 năm nay khi tình hình lạm phát khiến nhu cầu dệt may trên thị trường thế giới giảm sút. Ông Lương Văn Thư, Tổng Giám đốc Công ty May Đáp Cầu cho hay, khó khăn về thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, về quy mô và đơn giá đều giảm từ đầu quý III này. Ở thị trường chính như Mỹ, châu Âu, đơn hàng đã giảm tới 50%.

Đồng ý kiến, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh thông tin thêm, từ tháng 7/2022 đến nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng rất mạnh, đặc biệt doanh nghiệp ở khu vực phía Nam, tập trung vào thị trường Mỹ, EU do sức ép lạm phát, giảm chi tiêu.

Các FTA sẽ là đòn bẩy cho xuất khẩu dệt may năm 2023
Xuất khẩu dệt may đạt kết quả khả quan trong năm 2022

Sau 2 năm khó khăn do đại dịch Covid-19, ngành dệt may dần phục hồi từ đầu năm nay. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng trưởng chủ yếu rơi vào các tháng đầu năm. Bắt đầu từ quý III tới nay, các doanh nghiệp gặp rất khó khăn do sụt giảm đơn hàng mạnh tập trung vào thị trường Mỹ, EU bởi sức ép lạm phát lớn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Đồng thời, đơn giá hàng dệt may cũng bị giảm hơn 20%, thậm chí có đơn hàng giảm tới 40 - 50%. Trong 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của đơn vị tăng khoảng 8% so cùng kỳ năm 2021, song các đơn hàng bị thiếu do đối tác dịch chuyển sang những thị trường có giá nhân công rẻ, thuế suất thấp như Bangladesh, Myanmar, châu Phi…

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn thách thức, xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam vẫn tự tin về đích với con số 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất với hơn 18 tỷ USD, Hàn Quốc là 4,2 tỷ USD, Nhật Bản là 3,9 tỷ USD, Trung Quốc là gần 3,9 tỷ USD…

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam chia sẻ, có được kết quả trên là nhờ Việt Nam đã mở toang cánh cửa hội nhập với 15 hiệp định thương mại có hiệu lực. Đó là nền tảng tạo ra sự đa dạng hóa thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp ngành dệt may đang đẩy nhanh chuyển đổi từ sản phẩm dệt may Việt Nam gia công nhiều, sang quản trị số, chuỗi cung ứng, tự chủ, bắt kịp xu thế xanh hóa, phát triển bền vững với những loại sợi mới từ cây gai, lông cừu.

Chưa kể, việc lạm phát, đồng tiền mất giá, sức mua của các nước lớn giảm là rủi ro. Tuy nhiên, đây chính là áp lực buộc doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tìm kiếm, đa dạng hóa thị trường. Nhiều doanh nghiệp trong khó khăn vẫn tăng trưởng như May Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, An Phước…

Thách thức nào cho năm 2023?

Năm 2022 đã kết thúc với một “cái kết đẹp” cho xuất khẩu dệt may. Song cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành dệt may vẫn đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức như dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, chính sách Zero Covid của Trung Quốc, lạm phát toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sức mua của người tiêu dùng vẫn giảm mạnh, xung đột Nga - Ukraine vẫn còn căng thẳng. Bên cạnh đó là những đòi hỏi khắt khe đến từ các nhãn hàng, như giảm giá sản xuất, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, có những đơn hàng chỉ cho thời gian sản xuất và giao hàng trong 5-7 ngày, chất lượng đòi hỏi cao hơn, chuyển đổi sử dụng vải có thành phần sợi tái chế… Những đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều chính sách khác của nhãn hàng như phát triển bền vững, xanh hóa, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải.

Chưa kể, việc tỷ giá tăng cao khiến doanh nghiệp xuất khẩu thu về USD và quy đổi sang tiền Việt Nam có lợi. Song ở chiều ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu lại đang bất lợi, đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may Việt Nam hiện đang nhập khẩu với tỷ lệ khá lớn nguyên phụ liệu, nhất là vải.

Trong bối cảnh đó, năm 2023, ngành dệt may đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Theo đó, kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt 47- 48 tỷ USD và kịch bản kém tích cực hơn là đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.

Theo ông Vũ Đức Giang, động lực để ngành dệt may đặt ra con số đó là các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực vẫn đang mang lại hiệu quả lớn cho xuất khẩu dệt may. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã và đang tích cực mở rộng, đa dạng hóa thị trường. Nếu như trước đây, Việt Nam cung cấp sản phẩm cho các nước đạo Hồi với tỷ trọng nhỏ, nhưng đến nay, doanh nghiệp đang cung cấp hàng cho thị trường này rất lớn, họ chuyển dịch một phần đơn hàng từ các nước Bangladesh, Myanmar sang. Ngoài ra, dệt may việt Nam đã và đang thúc đẩy giảm nhập khẩu, tăng nội địa hóa nguyên phụ liệu trong nước. Chính điều đó là giải pháp để doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất.

Tuy nhiên, những thách thức về lạm phát và sụt giảm đơn hàng vẫn đang đè nặng lên doanh nghiệp. Do đó, Hiệp hội Dệt may lưu ý, thời gian tới, các doanh nghiệp trong ngành dệt may cần theo dõi sát tình hình, lựa chọn đơn hàng phù hợp, duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động trong thời gian trước mắt; không nên quá lo lắng ký đơn hàng dài hạn với giá thấp. Đối phó với khó khăn, các doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều giải pháp như cho người lao động nghỉ phép, giảm giờ làm thêm; doanh nghiệp tận dụng thời gian triển khai các chương trình theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu như xanh hoá, số hoá; đối thoại với đối tác để chia sẻ khó khăn, xây dựng mối quan hệ lâu dài, tin cậy…

Về phía các cơ quan chức năng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ, trong bối cảnh tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, xung đột địa chính trị diễn ra căng thẳng, dịch bệnh, lạm phát, biến động tỷ giá… song kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn ước đạt 44 tỷ USD. Đây là con số rất đáng ghi nhận. Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ, Hiệp hội và đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành.

Năm 2023, thị trường được nhận định còn nhiều biến động và khó khăn. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp phải tiếp tục triển khai nhiều giải pháp khắc phục, biến thách thức thành cơ hội, linh hoạt vượt khó để đạt các mục tiêu đề ra. Về phía Bộ Công Thương, Bộ cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, hiệp hội trong việc tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hỗ trợ tối đa trong việc cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giải quyết những khó khăn trong thẩm quyền.

Tin mới cập nhật

Thực thi Hiệp định EVFTA: Sức ép cạnh tranh là thách thức đầu tiên cần vượt qua

Thực thi Hiệp định EVFTA: Sức ép cạnh tranh là thách thức đầu tiên cần vượt qua

Hiệp định EVFTA được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên quá trình thực thi cần phải nhận diện rõ hơn các thách thức cần vượt qua.
Hiệp định EVFTA: Thêm động lực để hoàn thiện năng lực thể chế

Hiệp định EVFTA: Thêm động lực để hoàn thiện năng lực thể chế

Hiệp định EVFTA đã có tác động thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách của Việt Nam theo hướng tiến bộ hơn, phù hợp với các cam kết quốc tế.
Việt Nam - Tây Ban Nha: Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư qua Hiệp định EVFTA

Việt Nam - Tây Ban Nha: Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư qua Hiệp định EVFTA

Thương mại, đầu tư Việt Nam – Tây Ban Nha tiếp tục phát triển tích cực thông qua thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Xuất nhập khẩu "bắt nhịp" tăng trưởng, Việt Nam xuất siêu sang EU gần 24 tỷ USD

Xuất nhập khẩu "bắt nhịp" tăng trưởng, Việt Nam xuất siêu sang EU gần 24 tỷ USD

10 tháng năm 2023, xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - EU đạt 48,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU 36,2 tỷ USD, nhập khẩu từ EU 12,6 tỷ USD.
Hiệp định EVFTA: Cân bằng lợi ích của Việt Nam và EU

Hiệp định EVFTA: Cân bằng lợi ích của Việt Nam và EU

Hiệp định EVFTA ký kết vào ngày 30/6/2019 và có hiệu lực ngày 1/8/2020. Đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng lợi ích của cả Việt Nam và EU.
Ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, thuỷ sản Việt Nam làm gì để vào thị trường Italia?

Ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, thuỷ sản Việt Nam làm gì để vào thị trường Italia?

Với các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, thuỷ sản Việt Nam đang có nhiều lợi để vào thị trường Italia, tuy nhiên cần vượt qua được các hàng rào tiêu chuẩn khắt khe.
Xuất khẩu sản phẩm hàm lượng công nghệ cao theo Hiệp định EVFTA còn nhiều dư địa

Xuất khẩu sản phẩm hàm lượng công nghệ cao theo Hiệp định EVFTA còn nhiều dư địa

HIệp định EVFTA đã góp phần tạo điều kiện cho xuất khẩu Việt Nam vào EU phục hồi mạnh mẽ, từ mức giảm 1,8% năm 2020 tăng lên 14,2% năm 2021 và 16,8% năm 2022.
Tăng hiện diện, tạo uy tín để cà phê Việt Nam "tăng trưởng kép" trong chuỗi cung ứng

Tăng hiện diện, tạo uy tín để cà phê Việt Nam "tăng trưởng kép" trong chuỗi cung ứng

Hiệp định EVFTA đã, đang mang lại những lợi ích lớn cho ngành cà phê Việt Nam cả về góc độ xuất khẩu, nhập khẩu và thu hút đầu tư, liên kết hợp tác.
Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA

Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA

Việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Thương vụ tại Pháp: Nỗ lực mở rộng nhu cầu của thị trường đối với hàng Việt

Thương vụ tại Pháp: Nỗ lực mở rộng nhu cầu của thị trường đối với hàng Việt

Hơn 3 năm qua, Thương vụ tại Pháp đã tích cực nỗ lực đưa hàng Việt Nam vào thị trường Pháp góp phần khẳng định thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam.

Tin khác

Doanh nghiệp Việt chủ động đầu tư công nghệ, đáp ứng thị trường EU

Doanh nghiệp Việt chủ động đầu tư công nghệ, đáp ứng thị trường EU

Không chỉ hưởng lợi trong hoạt động xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp Việt đã đẩy mạnh hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Hiệp định EVFTA, thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng mặt hàng chế biến sâu

Hiệp định EVFTA, thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng mặt hàng chế biến sâu

Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để tận dụng thuế từ Việt Nam sang châu Âu, đây là động lực để tăng xuất khẩu.
Hiệp định EVFTA tiếp tục duy trì đà xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Hiệp định EVFTA tiếp tục duy trì đà xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Hiệp định EVFTA tiếp tục duy trì đà xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Việt Nam đã vươn lên thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong ASEAN.
Dệt may Việt Nam phải bắt đúng nhịp thị trường để thích ứng và phát triển bền vững

Dệt may Việt Nam phải bắt đúng nhịp thị trường để thích ứng và phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam xác định sản xuất xanh, bền vững là một câu chuyện về chiến lược đường dài, mà trước mắt cần phải bám sát yêu cầu để hoàn thiện.
Doanh nghiệp Việt thích ứng với “luật chơi” mới khi đưa hàng hoá vào EU

Doanh nghiệp Việt thích ứng với “luật chơi” mới khi đưa hàng hoá vào EU

Những quy định, chính sách về xanh hóa của EU đã ra “luật chơi” mới với đối tác thương mại đầu tư trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.
Hiệp định EVFTA, tạo “xa lộ” cho nông sản Việt thâm nhập thị trường

Hiệp định EVFTA, tạo “xa lộ” cho nông sản Việt thâm nhập thị trường

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (Hiệp định EVFTA) đã và đang tạo một “xa lộ” cho nông sản Việt vào EU - thị trường khó tính bậc nhất thế giới này.
Thực thi EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng chuyển đổi xanh?

Thực thi EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng chuyển đổi xanh?

Từ năm thứ 3 thực thi EVFTA, những lợi thế và kết quả đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU áp dụng nhiều tiêu chuẩn về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.
Tận dụng hiệp định EVFTA: Hàng hóa Việt Nam gia tăng thị phần vào EU

Tận dụng hiệp định EVFTA: Hàng hóa Việt Nam gia tăng thị phần vào EU

Mặc dù đại dịch COVID-19 làm giảm thương mại toàn cầu và EU, hiện Việt Nam là nước có thị phần lớn nhất so với các nước ASEAN khác xuất khẩu vào thị trường này.
3 năm EVFTA: Các sản phẩm ngành nông nghiệp hưởng lợi lớn nhất

3 năm EVFTA: Các sản phẩm ngành nông nghiệp hưởng lợi lớn nhất

Các mặt hàng nông sản của Việt Nam vào EU là thủy sản, gạo, các sản phẩm trồng trọt, rau quả... đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi ngay sau khi EVFTA có hiệu lực.
3 năm EVFTA: Cơ hội rộng mở cho hàng hóa Việt Nam vào châu Âu

3 năm EVFTA: Cơ hội rộng mở cho hàng hóa Việt Nam vào châu Âu

Trong thời gian qua, Việt Nam đã thành công trong việc đưa một số mặt hàng nông sản vào thị trường Liên minh châu Âu.
Xem thêm

Đọc nhiều

[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” bắt đầu lúc 10h ngày 24/11/2023 tại Báo Công Thương.
Có nên sử dụng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng?

Có nên sử dụng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng?

Gạo lứt và gạo trắng là hai loại gạo phổ biến, được tiêu thụ nhiều nhất, đặc biệt là ở khu vực châu Á.
Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông khẳng định xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ, không ngày nghỉ và "đi vào bữa cơm của mỗi gia đình".
Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11 nhận phản ánh liên quan đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, công ty HTV – TMS và nhiều đơn vị khác.
Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 28/11/2023, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 28/11 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/11/2023: Tiếp đà giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/11/2023: Tiếp đà giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/11/2023 tiếp tục đà giảm. Giá dầu WTI, giá dầu Brent giảm gần 1% và giá xăng dầu trong nước áp dụng theo phiên điều chỉnh mới nhất.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023: Giá dầu thế giới tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023: Giá dầu thế giới tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023 bất ngờ tăng vọt, trong đó giá dầu Brent vượt mốc 80 USD/thùng và giá dầu WTI đạt trên mức 76 USD/thùng.
Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Thương mại điện tử của Việt Nam phát triển nhanh nhưng việc “chậm chân” trong giao hàng chặng cuối đang là cái “gót chân Achilles".
Giá gạo Việt lập đỉnh mới, nguồn cung toàn cầu giảm mạnh

Giá gạo Việt lập đỉnh mới, nguồn cung toàn cầu giảm mạnh

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, thiết lập đỉnh mới 663 USD/tấn.
Câu chuyện nồng độ cồn: Từ quy định đến xây dựng ý thức công dân

Câu chuyện nồng độ cồn: Từ quy định đến xây dựng ý thức công dân

Câu chuyện về luật hóa quy định nồng độ cồn bằng 0 khi tham gia giao thông đang thu hút sự quan tâm của dư luận nhưng phía sau đó còn là cả câu chuyện lớn hơn.
Phiên bản di động