Cà phê Robusta cao kỷ lục, vượt ngưỡng 5000 USD/tấn
Giá cà phê Robusta vượt Arabica 887 USD/tấn: Sự đảo ngược bất ngờ Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn Cà phê Robusta ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp |
Thị trường giá cà phê toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là tình hình thời tiết bất ổn và các quyết định của nông dân. Một trong những mối lo ngại lớn nhất hiện nay là tình hình sản xuất cà phê Arabica tại Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Các cơn mưa gần đây tại Brazil không đủ để khắc phục thiệt hại do hạn hán kéo dài gây ra, khiến cho vụ mùa Arabica năm sau không phát triển tốt như mong đợi.
Theo Cơ quan Khí tượng Somar Meteorologia, lượng mưa ở bang Minas Gerais, khu vực trồng cà phê Arabica lớn nhất của Brazil, chỉ đạt 6 mm vào tuần trước, thấp hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử. Điều này cho thấy tình hình khô hạn vẫn đang diễn biến phức tạp và đe dọa nghiêm trọng đến sản lượng cà phê của quốc gia này.
Cà phê Robusta cao nhất trong 7 tuần, vượt ngưỡng 5000 USD/tấn. Ảnh: Hoàng Thiên |
Bên cạnh yếu tố thời tiết, các nhà giao dịch còn chỉ ra một số yếu tố khác đang tác động đến thị trường cà phê. Một số nông dân ở Brazil đang tạm dừng bán cà phê để chờ giá tăng cao hơn nữa, đồng thời phản đối một số chính sách thuế mới. Điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Các nhà đầu tư đã gia tăng vị thế mua ròng đối với cả cà phê Arabica và Robusta trong thời gian gần đây, đẩy giá cà phê lên cao. Ngoài Brazil, mưa lớn tại Costa Rica cũng đã gây ra thiệt hại nặng nề cho sản lượng cà phê của quốc gia này.
Với những diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều chuyên gia dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Mới đây, Cơ quan Dịch vụ Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), đã điều chỉnh ước tính sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2024-2025 xuống mức 66,4 triệu bao, thấp hơn mức dự báo trước đó của USDA là 69,9 triệu bao.
Đáng chú ý, lượng tồn kho cà phê của Brazil vào cuối niên vụ 2024-2025 dự báo giảm 26% so với vụ trước, chỉ còn 1,2 triệu bao.
Trong khi đó, theo ước tính của Viện cà phê ICAFE, mưa lớn ở Costa Rica đã dẫn đến tình trạng khẩn cấp quốc gia và gây thiệt hại gần 15% sản lượng cà phê hàng năm của quốc gia Trung Mỹ này, tương đương khoảng 45 triệu USD cho người trồng cà phê.
Còn với cà phê Robusta, vụ thu hoạch tại Việt Nam, nhà sản xuất Robusta hàng đầu thế giới, đang tiến triển tốt, nhưng nông dân dường như không vội vàng bán ra.
Các nhà giao dịch cho biết, không giống như những năm trước, nông dân không gặp áp lực tài chính vì họ có thể kiếm tiền từ sầu riêng hoặc tiêu. Do đó hoạt động thu hoạch không quá gấp gáp và họ không vội bán cà phê nhân.
Thị trường cà phê Việt Nam đang đối mặt với những diễn biến phức tạp và khó lường. Mặc dù giá cà phê tăng cao nhưng lượng xuất khẩu lại giảm mạnh, gây nhiều lo ngại cho các doanh nghiệp và người nông dân.
Theo thống kê, trong 15 ngày đầu tháng 11, Việt Nam chỉ xuất khẩu 20.933 tấn cà phê, giảm 44,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này trái ngược hoàn toàn với xu hướng tăng trưởng thường thấy trong giai đoạn thu hoạch chính vụ.
Nguyên nhân chính được cho là do giá cà phê tăng cao đột ngột trong thời gian gần đây. Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), sự tăng giá này chủ yếu do hai yếu tố: Cả Việt Nam và Brazil, hai quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, đều đang phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết. Khô hạn, mưa bão bất thường đã làm giảm năng suất và chất lượng cà phê, gây áp lực lên nguồn cung toàn cầu. Các cuộc xung đột quân sự trên thế giới đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy giá vận chuyển lên cao và gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu cà phê.
Sự chênh lệch lớn giữa giá mua và giá bán khiến cả người mua và người bán đều thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định. Người mua chờ giá hạ, trong khi người bán lại kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn nữa. Điều này dẫn đến tình trạng trì trệ trong giao dịch, thậm chí nhiều chủ thương lái còn "ém hàng" để chờ cơ hội bán với giá tốt hơn.
Cập nhật mới nhất giá cà phê hôm nay 26/11 trong khoảng 120.000 - 122.000 đồng/kg. Giá cà phê 2 sàn tiếp tục tăng mạnh phiên đầu tuần, đưa Robusta lên mức cao nhất nhiều năm qua, vượt 5.000 USD/tấn. Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 120.800 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 122.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 122.000 đồng/kg. Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 122.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 121.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp. Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 121.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 121.800 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 121.800 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước tiếp tục tăng so với cùng thời điểm hôm qua. Ngay đầu tuần, cà phê trong nước vẫn liên tục tăng. Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2025 tăng 125 USD/tấn, ở mức 5.110 USD/tấn, giao tháng 3/2025 tăng 113 USD/tấn, ở mức 5.036 USD/tấn. Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 tăng 2,7 cent/lb, ở mức 304,8 cent/lb, giao tháng 3/2025 cent/lb tăng 2,65 cent/lb, ở mức 302,25 cent/lb. Giá cà phê 2 sàn tiếp tục tăng mạnh phiên đầu tuần, đưa Robusta lên mức cao nhất nhiều năm qua, vượt 5.000 USD/tấn. Lo ngại về tình hình địa chính trị toàn cầu khiến đầu cơ rút vốn chuyển về các sàn hàng hoá. |