Biên lợi luận lọc dầu ở châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng
Lợi nhuận từ việc xử lý một thùng dầu thô thành nhiên liệu tinh chế ở châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng, mặc dù tỷ suất lợi nhuận từ dầu diesel vẫn tăng.
Theo đó, biên lợi nhuận để xử lý một thùng dầu thô Dubai tại một nhà máy lọc dầu điển hình của Singapore đã giảm xuống 4,07 USD/thùng vào ngày 17/10, mức thấp nhất kể từ ngày 10/7, giảm 74% so với mức cao 15,40 USD/thùng được ghi nhận gần đây vào ngày 28/8.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự yếu kém trong sản xuất nhiên liệu như xăng và naphtha, ngay cả khi biên lợi nhuận của các sản phẩm chưng cất trung gian tăng mạnh.
Xu hướng lọc dầu ở châu Á ngày càng được đặc trưng bởi tỷ suất lợi nhuận cao đối với các sản phẩm chưng cất cỡ vừa, bù đắp cho sự yếu kém của xăng và thậm chí là tổn thất đối với naphtha.
Ảnh minh họa |
Điều này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố khác nhau, hầu hết đều nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà máy lọc dầu. Trong đó, bao gồm việc cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Saudi Arabia với mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày kéo dài đến cuối năm 2023.
Ngoài ra, việc Nga đưa ra lệnh cấm tạm thời xuất khẩu dầu diesel đã thắt chặt thị trường đối với loại nhiên liệu chủ yếu được sử dụng cho phương tiện vận tải hạng nặng, công nghiệp và nông nghiệp.
Bên cạnh đó, thị trường cũng đang đặt ra một số câu hỏi về khối lượng dầu diesel được xuất khẩu ở châu Á, với sự gia tăng sản lượng ở một số quốc gia bù đắp cho sự sụt giảm ở các quốc gia khác.
Theo dữ liệu từ LSEG, tổng xuất khẩu dầu diesel của châu Á trong tháng 9 đạt 7,4 triệu tấn, tương đương khoảng 1,85 triệu thùng/ngày. Con số này giảm nhẹ so với mức 1,86 triệu thùng/ngày trong tháng 8 và thấp hơn nhiều so với tháng cao điểm tháng 2/2023, với 2,52 triệu thùng/ngày.