Biến đổi khí hậu và những tác động đến sản xuất thương mại của Hà Nội
Hà Nội hiện có gần 200 doanh nghiệp sản xuất giấy, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cho nên trình độ công nghệ còn lạc hậu, công tác kiểm soát khí thải, nước thải, chất thải… trong quá trình sản xuất còn nhiều hạn chế. Trước thách thức đó, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành đánh giá tác động về ứng phó biến đổi khí hậu tại các doanh nghiệp sản xuất thuộc giấy.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo các chuyên gia tư vấn, quá trình sản xuất giấy phát thải ra môi trường dưới cả ba dạng rắn, lỏng và khí. Trong đó, nước thải: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước sản xuất giấy bao gồm: Tải lượng BOD5 từ các quy trình này khoảng từ 300 - 360kg đối với 1 tấn bột giấy khô gió, tương tự như vậy tải lượng COD tạo ra bằng khoảng 1.200 - 1.600kg đối với 1 tấn bột giấy khô gió. Tại các nhà máy bột giấy được tẩy trắng, công đoạn tẩy chính là công đoạn gây ô nhiễm nhiều nhất. Nước thải từ công đoạn tẩy chiếm 50-75% tổng lượng nước thải và chiếm 80-95% tổng lượng dòng thải ô nhiễm.
Khí thải: Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methyl mercaptant, dimethyl sulphide và dimethyl-disulphide. Các hợp chất này thường được gọi là tổng lượng lưu huỳnh dạng khử (TRS) được thoát ra từ quá trình nấu, khi phóng bột. Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tương đối nhỏ hơn so với TRS và có chứa hydrocarbons. Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lượng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra ngoài. Các oxit lưu huỳnh được sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (như than đá, dầu FO, v.v...) được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước. Phát thải bụi cũng được quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị kiểm soát bụi (cyclon, túi lọc, ESP, v.v...).
Chất thải rắn: gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình làm sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng làm khô của trạm xử lý nước thải. Đôi khi còn có cặn dầu thải từ thùng chứa dầu đốt. Khi sử dụng than, xỉ và phần than chưa cháy từ lò hơi cũng là nguồn thải rắn cần phải được thải bỏ một cách an toàn. Lượng thải rắn của các công đoạn/hoạt động khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô hoạt động, thành phần nguyên liệu thô, v.v... và rất khó ước tính.
Dựa trên nguồn số liệu chính thức được điều tra mới nhất và phương pháp sử dụng tính toán hệ số phát thải khí nhà kính của UNFCCC, việc xây dựng thí điểm chỉ số phát thải CO2 cho một đơn vị sản phẩm trong ngành giấy là cần thiết. Lượng phát thải thải từ các nguồn: hệ thống xử lý nước thải 1.120 tấn CO2; yếu tố con người 158,1 tấn CO2; than đá 8.100 tấn CO2; điện 5.567 tấn CO2, phát thải từ những nguồn khác không đáng kể. Chỉ số phát thải CO2 là 252 kg CO2/tấn sản phẩm.
Trước những tính toán trên, Hà Nội đã lồng ghép chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình tiết kiệm năng lượng, chương trình khuyến công vào các doanh nghiệp giấy. Thông qua đánh giá sản xuất sạch hơn, tư vấn tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ đổi mới thiết bị công nghệ của chương trình khuyến công, các doanh nghiệp giấy đã từng bước nâng cao hiệu quả của công tác sử dụng tài nguyên, nhiên vật liệu trong sản xuất từ đó giảm phát thải khí nhà kính, góp phần vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu của thủ đô.
Tin mới cập nhật

Kết nối công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhanh chóng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng hạ tầng Khu công nghiệp Quảng Trị

Chuyên gia Hà Đăng Sơn: Quy hoạch điện VIII sẽ giải bài toán cơ cấu về nguồn điện

Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí trong bối cảnh khó khăn

Sáp nhập mỏ than lộ thiên sâu nhất Đông Nam Á tại Quảng Ninh

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Vĩnh Phúc: Thiết lập nhiều mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Tin khác

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất

Công nghiệp chế biến vẫn gặp khó, doanh nghiệp giải thể tăng

Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với khó khăn

Thích ứng với biến động của kỷ nguyên mới: Cần tầm nhìn dài hạn và chiến lược cụ thể

Tuyên Quang dẫn đầu về mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp

Mỗi tháng, 19.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trở lại

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

“Vực dậy” sản xuất công nghiệp sụt giảm trong quý I: Cần loạt giải pháp tổng thể

Kỳ vọng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội sẽ "nắm tay" cùng vươn xa
Đọc nhiều

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023
