Bị đau mắt đỏ kiêng ăn thực phẩm gì?
Bệnh đau mắt đỏ vào mùa lây lan: Phòng bệnh thế nào là đúng? Đau mắt đỏ: Triệu chứng và cách phòng tránh Gợi ý những loại thực phẩm giàu vitamin C hơn cam, quýt |
Đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị nhiễm trùng do loại vi khuẩn có tên là Staphylococcus gây ra. Bên cạnh đó còn do các loại vi khuẩn khác như: Gonococci và Chlamydia cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch vì loại bệnh này dễ lây qua đường hô hấp, nước bọt, dùng chung mắt kính hoặc khăn mặt,...
Theo các bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, khi bị đau mắt đỏ, để giảm các triệu chứng một cách nhanh chóng bạn nên ăn và hạn chế ăn những loại thực phẩm sau đây nhé.
Bị đau mắt đỏ nên ăn gì?
Cà rốt: Hàm lượng beta-carotene cao có trong cà rốt là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho mắt, hoạt chất sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp cho võng mạc và các bộ phận khác của mắt khỏe mạnh hơn.
Cà rốt là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho mắt. Ảnh minh họa |
Rau xanh: Các loại rau xanh như cải lá xoăn, cải bó xôi, rau cải cầu vồng, rau cải rổ, bông cải xanh và bắp cải có chứa nhiều chất chống oxy hóa carotenoid cung cấp hàm lượng lutein và zeaxanthin giúp mắt bạn điều tiết tốt và nhìn rõ hơn.
Các loại rau xanh giúp mắt bạn điều tiết tốt và nhìn rõ hơn. Ảnh minh họa |
Lòng đỏ trứng: Mặc dù có lượng lutein và zeaxanthin thấp nhưng lòng đỏ trứng lại có chứa các hợp chất cần thiết cho sức khỏe như chất béo và chất đạm lành mạnh có lợi cho mắt của bạn hơn so với các thực phẩm giàu chất carotenoid khác.
Lòng đỏ trứng chứa chất béo và chất đạm lành mạnh có lợi cho mắt. Ảnh minh họa |
Dầu cá: Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Surgery Neurology, người có tình trạng đau mắt đỏ sử dụng dầu cá giàu omega-3 cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Do trong dầu cá rất giàu omega-3 giúp giảm nguy cơ thoái hóa võng mạc mắt xuống 60%.
Người có tình trạng đau mắt đỏ sử dụng dầu cá giàu omega-3 cải thiện đáng kể. Ảnh minh họa |
Ớt chuông cam: Ớt chuông cam chứa nhiều vitamin C và zeaxanthin đóng vai trò như một chất oxy hóa giúp hạn chế tốc độ nhiễm khuẩn trong mắt, đặc biệt là đối với người bệnh đau mắt đỏ.
Ớt chuông cam giúp hạn chế tốc độ nhiễm khuẩn trong mắt. Ảnh minh họa |
Những thực phẩm không nên ăn
Bên cạnh việc quan tâm bị đau mắt đỏ ăn gì tốt, bạn cũng cần tìm hiểu các loại thực phẩn nên tránh để bệnh đau mắt đỏ không bị nặng thêm.
Thực phẩm giàu tinh bột, chứa nhiều đường: Khi mắc bệnh, ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột sẽ làm mắt đau nhức hơn. Vì vậy tốt nhất là nên hạn chế thực phẩm giàu tinh bột, chứa nhiều đường để bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi hơn.
Không nên ăn đồ tanh: Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, khi bị bệnh đau mắt đỏ bạn không nên ăn các chất tanh của hải sản như: cá, mực, tôm, cua....vì những thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng đau mắt đỏ của bạn ngày càng nghiêm trọng, nặng nề hơn.
Không nên ăn gia vị cay nóng: Theo Đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng những gia vị cay, nóng như: tỏi, ớt, hành tây,... Những gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc khiến cho mắt đỏ hơn hoặc chảy nước mắt nhiều hơn làm bệnh nặng thêm.
Không nên sử dụng đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe, nhất là khi bị đau mắt đỏ. Điển hình là bia rượu là loại đồ uống có tính nóng, có chất kích thích gây ức chế thần kinh nên đối với những bệnh nhân bị đau mắt đỏ không nên sử dụng để tránh làm mắt bị giảm đi thị lực, giảm khả năng chống kháng với vi khuẩn gây bệnh.
Những lưu ý khi bị đau mắt đỏ Hạn chế làm việc: Trong thời gian bị đau mắt, ban cần cho mắt được nghỉ ngơi, tránh làm việc và điều tiết quá nhiều với màn hình máy tính, điện thoại , hay TV,.. Giữ gìn vệ sinh mắt: Cần giữ vệ sinh tốt cho mắt, tránh đi đến nơi có nhiều khói bụi, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên và nên đeo kính râm để bảo vệ mắt lúc bị bệnh. Đề phòng lây lan: Cần cách ly các vật dụng vệ sinh cá nhân của mình như khăn mặt để đề phòng lây lan cho các thành viên trong gia đình. Chế độ ăn uống: Cần bổ sung chế độ ăn uống hợp lý các loại thực phẩm giàu vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng, các chất chống oxy hóa, beta-carotene giúp mắt sáng và khỏe mạnh. Ngoài ra, để bệnh có thể nhanh khỏi, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý và điều trị đúng cách, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bổ sung trong thực đơn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các vitamin A, B12, C, D... |