Bảng giá kim loại phủ kín trong sắc đỏ
Nhóm kim loại bước vào thời kỳ ‘sốt giá’ nhờ yếu tố vĩ mô Giá kim loại nối dài đà giảm Giá kim loại biến động trái chiều |
Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đồng loạt giảm do sự không chắc chắn của yếu tố vĩ mô. Chốt phiên, giá bạc giảm 2,59% xuống 31,53 USD/ounce, đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp. Giá bạch kim giảm 0,94% xuống 1.038 USD/ounce.
Trong hai tuần trở lại đây, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã liên tục phát đi thông điệp rằng lạm phát tại Mỹ chưa hạ nhiệt đủ nhanh và FED cần giữ lãi suất cao lâu hơn. Điều này đã giảm bớt tâm lý lạc quan trên thị trường và hạn chế đà tăng của kim loại quý trong thời gian gần đây. Trong phiên giao dịch hôm qua, sự không chắc chắn về hướng đi của FED cũng khiến giá bạc và giá bạch kim đồng loạt giảm, bất chấp việc Mỹ công bố loạt dữ liệu kinh tế yếu kém, củng cố cho kịch bản hạ lãi suất.
Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ chỉ tăng 1,3% trong quý I/2024, được điều chỉnh giảm từ mức 1,6% trong báo cáo trước đó. Hơn nữa, chi tiêu tiêu dùng của Mỹ chỉ tăng 2% trong quý I/2024, thấp nhất kể từ quý II/2023.
Bảng giá kim loại |
Đối với kim loại cơ bản, giá quặng sắt giảm 2,7% xuống 115,64 USD/tấn, mức thấp nhất hai tuần sau khi Trung Quốc phát đi tín hiệu tiếp tục hạn chế sản lượng thép.
Theo một tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc, Trung Quốc đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon của các ngành công nghiệp chủ chốt ở mức tương đương khoảng 1% tổng lượng khí thải quốc gia vào năm 2023, đồng thời nhắc lại việc kiểm soát sản xuất kim loại. Trước đó vào tháng 4, cơ quan hoạch định nhà nước Trung Quốc đã tuyên bố rằng chính phủ sẽ tiếp tục quản lý sản lượng thép thô vào năm 2024.
Giá đồng COMEX cũng giảm hai phiên liên tiếp, với mức giảm 2,77% xuống 4,65 USD/pound. Hiệu suất của giá đồng đang suy yếu trong những phiên gần đây khi rủi ro nguồn cung được xoa dịu bớt, trong khi nhu cầu tiêu thụ thực tế vẫn yếu tại Trung Quốc.
Dữ liệu thống kê cho thấy tồn kho tại Sở Thượng Hải vẫn đang duy trì ở mức 290.000 tấn, vùng cao nhất 4 năm. Trong khi đó, sản lượng đồng tinh chế của nước này vẫn đang ở mức cao kỷ lục, khoảng 1,4 triệu tấn, bất chấp việc hạn chế sản xuất. Những điều này cho thấy tiêu thụ trầm lắng tại Trung Quốc khiến nguồn cung dư thừa.