Giá kim loại biến động trái chiều
Áp lực vĩ mô giải tỏa, kim loại quý vững sắc xanh Giá kim loại quay đầu giảm mạnh Nhóm kim loại bước vào thời kỳ ‘sốt giá’ nhờ yếu tố vĩ mô |
Trong khi đó, các mặt hàng còn lại diễn biến trái chiều. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim phục hồi trong sắc xanh nhờ sức ép vĩ mô được xoa dịu phần nào. Tính đến 1h30 sáng ngày 28/5, giá bạc tăng hơn 4% lên 31,8 USD/ounce, giá bạch kim tăng khoảng 2,4% lên 1.064 USD/ounce.
Củng cố cho kỳ vọng hạ lãi suất vào cuối năm, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo FED có hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, lần đầu tiên là vào tháng 9, phù hợp với kỳ vọng hiện tại của thị trường. Đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo dự kiến sẽ rơi vào tháng 12. Sức ép vĩ mô giảm bớt đã kéo lực mua bạc và bạch kim quay lại thị trường trong phiên hôm qua.
Bảng giá kim loại |
Đối với kim loại cơ bản, tính đến 1h30 sáng ngày 28/5, giá đồng COMEX tăng gần 2% sau dữ liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc củng cố cho triển vọng tiêu thụ. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), nhờ xuất khẩu tăng mạnh và nhu cầu trong nước cải thiện, lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 4, phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm 3,5% của tháng 3.
Hơn nữa, dự báo lạc quan của các chuyên gia trong ngành cũng giúp kích thích lực mua đồng trong phiên. Theo Financial Times, nhà quản lý quỹ phòng hộ Pierre Andurand cho rằng giá đồng có thể tăng lên 40.000 USD/tấn (18,18 USD/pound) trong vòng 4 năm tới, do nhu cầu đồng dự kiến tăng gấp đôi do quá trình điện khí hóa.
Ở chiều ngược lại, giá quặng sắt giảm 1,25% xuống 119,3 USD/tấn, do nguồn cung dư thừa trong khi tiêu thụ còn yếu. Tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ sắt thép lớn nhất thế giới, hoạt động xây dựng bước vào mùa thấp điểm do thời tiết nắng nóng sẽ làm hạn chế nhu cầu sắt thép. Trong khi đó, tồn kho quặng sắt tại Trung Quốc tiếp tục tăng, hiện ở mức 144 triệu tấn.