Áp lực từ nhiều yếu tố, đà giảm giá hồ tiêu còn tiếp diễn?
Đà giảm của giá hồ tiêu còn tiếp diễn thời gian tới? Hồ tiêu Việt: 'Vua gia vị' trở lại ngôi vương xuất khẩu Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE |
Tại thị trường nội địa, tình hình hồ tiêu cũng không nằm ngoài xu hướng chung. Nguyên nhân dẫn đến những biến động này là do sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia nhập khẩu hồ tiêu lớn, đã khiến nhu cầu tiêu thụ giảm đi đáng kể. Đồng USD mạnh lên cũng làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, trong đó có hồ tiêu. Các nước sản xuất hồ tiêu khác như Brazil, Indonesia cũng đang tăng cường sản xuất và xuất khẩu, tạo áp lực cạnh tranh lên thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, giá hồ tiêu cũng chịu áp lực giảm do các công ty nông nghiệp, đại lý và bên trung gian đang tích cực bán ra. Họ chủ yếu thực hiện hoạt động này vì nhu cầu thanh khoản, khi người bán muốn huy động vốn để đầu tư vào cà phê, sản phẩm nông sản đang trong mùa thu hoạch rộ.
Giá hồ tiêu đang chịu tác động mạnh mẽ từ nhiều yếu tố. Ảnh: southernliving |
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 220,3 nghìn tấn hồ tiêu, đạt giá trị 1,12 tỷ USD, chính thức vượt 1 tỷ USD sau nhiều năm chờ đợi. Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giá trị lại tăng đáng kể lên 48,2%, cho thấy sức cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn rất cao.
Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân 10 tháng năm 2024 ước đạt 5.084 USD/tấn, tăng 51,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Về thị trường, Mỹ, Đức và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là 3 khách hàng lớn nhất, chiếm 44,2% giá trị xuất khẩu “vàng đen” của nước ta trong 9 tháng năm 2024. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Đức tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại xuất khẩu sang Trung Quốc giảm rất sâu và chưa có dấu hiệu phục hồi.
Để duy trì và phát triển ngành hồ tiêu, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc sản xuất hồ tiêu chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Không chỉ tập trung vào hạt tiêu đen, mà cần phát triển các sản phẩm hồ tiêu khác như hồ tiêu trắng, hồ tiêu xanh để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Xây dựng thương hiệu hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế để tăng cường khả năng cạnh tranh.
Tuy về dài hạn, các chuyên gia, doanh nghiệp đều kỳ vọng thị trường còn tiếp tục tăng, do nguồn cung gặp khó, và chờ đợi tình hình kinh tế thế giới sáng sủa hơn. Nhưng trong ngắn hạn, cụ thể là tháng 11/2024 giá tiêu vẫn tiếp đà giảm. Các bên cũng đang rất chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra trong tuần này.
Cập nhật mới nhất giá tiêu hôm nay (4/11) trong khoảng 140.000 - 141.000 đồng/kg. Nhìn chung giá hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép từ nhu cầu thấp và đồng USD tiếp tục tăng cao. Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 141.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu được thu mua với mức 141.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu ở mức 140.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 140.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 141.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 140.000 đồng/kg. Thị trường tiêu nội địa giữ ổn định 2 ngày cuối tuần. Tổng kết tuần qua, giá tiêu mất trung bình 2.000 - 2.500 đồng/kg. Trên thế giới, theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá hồ tiêu hiện có nhiều biến động. Cụ thể, đối với tiêu đen Lampung của Indonesia ở mức 6.683 USD/tấn, giảm 0,61%. Tiêu trắng Muntok đạt 9.150 USD/tấn, giảm 0,60%. Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil đạt 6.400 USD/tấn. Tiêu đen ASTA của Malaysia ổn định ở mức 8.500 USD/tấn. Tiêu trắng ASTA của Malaysia đạt 11.000 USD/tấn. Giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l duy trì ở mức 6.500 USD/tấn và loại 550 g/l ở mức 6.800 USD/tấn. Giá tiêu trắng Việt Nam đạt 9.500 USD/tấn. |