Ảo tưởng hào quang từ miệng lưỡi thiên hạ
Mười sáu năm đi học, dù đạt bao nhiêu thành tích, giải thưởng cấp quận, giải thưởng thành phố; nhận bao nhiêu lời khen ngợi, tán dương; kể cả học bổng, tới tấm bằng loại giỏi của một trường đại học danh tiếng, vinh dự là đối tượng được bồi dưỡng để kết nạp Đảng trong trường, tôi vẫn chưa một lần nhận được bất kể lời khen nào từ bố.
Bố có thể khen rất nhiều người, thậm chí vẫn luôn có khái niệm “con nhà người ta”, nhưng bố tuyệt nhiên không bao giờ khen tôi. Với bố, tất cả sự ca ngợi đều dừng ở hai chữ “tạm được”.
Ở những gia đình khác, con cái đạt được thành tích A, thành tích B, có thể sẽ được bố mẹ tặng một món quà nào đó, là một chuyến du lịch, một chiếc điện thoại mới, hay đơn giản là những món đồ con thích trong mức độ phù hợp về kinh tế để khích lệ, động viên các con.
Nhưng ở nhà tôi thì không! Bố luôn quan điểm rõ ràng, việc học là việc của mình, tuổi ăn học là phải học, được ăn được học là tốt lắm rồi, học để ấm vào thân mình chứ thân ai, hà cớ gì phải có quà thì mới học?
Một lần đạt giải thưởng lớn cấp thành phố, tôi phát khóc vì bố cũng không một lời khích lệ nào. Rồi bố nói, con học thế nào, năng lực ra sao, hiểu chuyện đến đâu, bố là người rõ nhất. Chỉ là sống trong ánh hào quang từ miệng của người khác, sẽ khiến sự kiêu ngạo của con tăng lên gấp bội, vậy nếu thêm cả bố, liệu rằng ở độ tuổi còn trẻ, suy nghĩ chưa đủ chín, con có đủ bản lĩnh tỉnh táo để biết mình là ai, hay trở nên ảo tưởng, ngạo mạn về giá trị của mình, nghĩ mình là “cái rốn của vũ trụ”?
Gia đình họ khoe con, không có nghĩa con họ hoàn hảo, hay họ tự khoe bản thân mình không có nghĩa tất cả của họ đều tốt, đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, hiển nhiên chẳng ai đi kể lể về những thứ không tốt, đẹp khoe xấu sẽ che.
Núi cao ắt có núi cao hơn, không cần sống từ ánh hào quang được thêu dệt từ miệng người khác. Việc mình mình làm, giá trị mình ra sao, mình thế nào, ắt người có tầm họ tiếp xúc sẽ khắc tự biết. Sống để người khác nể thì khó, sống để người ta ghét thì đơn giản lắm.
Mà ở đời, học được sống khiêm nhường thì khó vô cùng, bỏ được những tham sân si, người nói mặc người, mình thản nhiên mà sống, lòng không vướng bận, không ganh ghét đố kị, thực không phải ai cũng làm được. Để thấu hiểu những điều này thì khó lắm, nên Bố không bao giờ khen con, đều có lí do cả.
Mấy ngày nay, những phát ngôn của Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi trở thành tâm điểm tranh cãi. Không chỉ nói bạn trai cần cố gắng để theo kịp mình, tự cho mình trưởng thành hơn các bạn đồng trang lứa, Ý Nhi còn tự xếp mình trước cả huyền thoại lịch sử vua Quang Trung, rồi nhà thơ Hàn Mặc Tử, tự cho rằng bản thân mình phải như thế nào mới được chọn làm hoa hậu.
Ý Nhi sinh năm 2002, kém tôi một tuổi, về tâm sinh lý, chúng tôi có nhiều nét tương đồng. Thế nên, tôi hiểu được phần nào cảm xúc của Ý Nhi về những gì bản thân nàng ấy nỗ lực giành được, đặc biệt đó lại là chiếc vương miện ở một cuộc thi sắc đẹp mang tầm cỡ quốc gia, được cả nước biết đến, cả vạn người tung hô.
Nhưng suy cho cùng, dưới lăng kính nào đó, hoa hậu cũng chỉ là một cuộc thi sắc đẹp trong hàng chục cuộc thi sắc đẹp được tổ chức mỗi năm. Và ở sân chơi đó, Ý Nhi cũng chỉ giành chiến thắng trước vài chục cô gái tham gia, ban giám khảo cũng chỉ vài người, chứ không phải đại đa số người dân công nhận.
Qua sự việc này, tôi càng thấm hơn những lời bố dặn, thấu hiểu lý do bố không bao giờ dành bất kỳ lời khen nào cho tôi, âu cũng chỉ muốn tôi hiểu rằng, bản thân mình nhỏ bé lắm.
Tôi cũng thấm hơn câu nói của một người quan trọng: Phải cẩn trọng với lời khen! Ảo tưởng giá trị của bản thân từ lời khen trong miệng lưỡi người đời khi kỳ thực vẫn chỉ là hạt cát giữa sa mạc, hay kể cả có là “thằng chột làm vua xứ mù”, chỉ khiến tự mình hại mình...!
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
