Ăn dưa hấu giúp giảm cân, tại sao không?
Siêu thị bán dưa hấu, hành tím với giá không lãi Hàng trăm hộ nông dân tỉnh Cà Mau được mùa dưa hấu Chung tay hỗ trợ tiêu thụ bí đỏ, dưa hấu tại TP Hồ Chí Minh |
Hàm lượng nước cao trong dưa hấu khiến nó trở thành loại quả lý tưởng để giảm cân, cải thiện chỉ số mỡ máu và giảm tích tụ chất béo. Nước dưa hấu giúp đào thải lượng độc tố trong cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe và giảm cân dễ dàng hơn.
![]() |
Dưa hấu có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh minh hoạ. |
Ăn dưa hấu giúp no lâu
Trong dưa hấu chứa tới 92% là nước nên đây là loại quả tuyệt vời để giữ nước cho cơ thể. Khi cơ thể rơi vào trạng thái mất nước có thể khiến chúng ta nhầm lẫn cơn khát với đói – dẫn đến ăn nhiều món không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, vị ngọt thanh mát dễ chịu của dưa hấu vẫn thỏa mãn vị giác của bạn.
Thêm đó, dưa hấu có mật độ calo thấp nên có thể ăn nhiều mà không sợ thừa calo. Vì thế, khi thay thế đồ ăn nhẹ giúp cắt giảm lượng calo và giảm cân mà vẫn cảm thấy no.
Giúp đốt cháy chất béo
Dưa hấu chứa acid amin citrulline có thể giúp tăng tốc độ đốt cháy chất béo. Các nghiên cứu cho thấy citrulline giúp tối ưu hóa quá trình chuyển hóa acid amin, về cơ bản là tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể.
Nghiên cứu tại Đại học Paris Descartes phát hiện ra rằng l-citrulline có thể giúp cơ thể đốt cháy chất béo tích trữ ở vùng bụng hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu đã so sánh mức mỡ bụng trong chế độ ăn có chứa l-citrulline với chế độ ăn không có acid amin này, kết quả chế độ ăn bao gồm l-citrulline cho thấy cơ thể có ít mỡ hơn ở vùng bụng.
Giảm cân hiệu quả nhờ chất xơ
Chất xơ trong dưa hấu giúp bạn no lâu hơn đồng thời điều hoà lại lượng đường trong máu, một yếu tố quan trọng giúp giảm cân bền vững.
Chất lỏng và chất xơ trong dưa hấu phối hợp với nhau để thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh, giúp bạn đi tiêu thường xuyên để loại bỏ chất thải và độc tố, hỗ trợ giảm cân, giảm đầy hơi.
Nguồn đường tự nhiên thay thế đồ ngọt nhiều calo
Dưa hấu là nguồn cung cấp đường tự nhiên là sự thay thế tuyệt vời cho đồ ngọt có hàm lượng calo cao và đồ ăn vặt không lành mạnh. Nếu ăn vừa phải sẽ giúp bạn thỏa mãn cơn thèm ngọt mà không dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến góp phần gây tăng cân.
Đường trong dưa hấu cũng đi kèm với nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau như vitamin A, B và C, A giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và sự trao đổi chất.
Tuy nhiên, những trường trường hợp sau cần tránh ăn dưa hấu:
Người bị cảm
Với những người đang bị cảm, nghĩa là cơ thể bị nhiễm lạnh thì không nên ăn dưa hấu. Vì dưa hấu có tính hàn nên sẽ làm các dấu hiệu của bệnh cảm trở nên nặng hơn, như sốt cao, đau họng, khát nước và nước tiểu có màu đậm.
Bệnh về đường tiêu hóa
Dưa hấu có tác dụng giải nhiệt. Trong ngày nóng bức ăn một ít dưa hấu thì tốt nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu ăn nhiều thường xuyên thì không có lợi. Đặc biệt là những người tiêu hoá xấu, người hay tiểu đêm và có bệnh di tinh càng không nên ăn nhiều.
Huyết áp thấp
Ăn nhiều dưa hấu cũng có thể làm giảm huyết áp. Trong nhiều trường hợp, giảm huyết áp quá mức có thể gây thiệt hại cho các động mạch trong cơ thể.
Người bị viêm loét dạ dày
Theo Đông y, viêm loét dạ dày là hiện tượng cơ thể bị nóng, trong khi dưa hấu có tính hàn và có tác dụng lợi tiểu. Nếu người viêm loét dạ dày ăn nhiều dưa hấu thì có thể làm cho phần nước đang làm nhiệm vụ ở chỗ viêm loét dễ bị đào thải ra ngoài, khiến cho bệnh ngày càng kéo dài hơn.
Phụ nữ trong quá trình mang thai
Nhìn chung, dưa hấu là loại trái cây tốt cho sức khỏe của thai phụ, như chất chống oxy hóa lycopene giúp giảm bớt nguy cơ biến chứng của thai kỳ.
Hơn nữa, lượng nước trong dưa hấu giúp bổ sung chất lỏng trong cơ thể của sản phụ, nhờ đó giảm bớt tình trạng bị táo bón, bệnh trĩ hoặc một số biến chứng khác trong thai kỳ.
Tuy nhiên, việc ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến cho lượng đường trong máu của thai phụ bị tăng lên đột biến, gây nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Thậm chí, nếu ăn dưa hấu để bên ngoài quá lâu (hơn 2 tiếng), thì có thể gây ngộ độc thực phẩm của thai phụ.
Tin mới cập nhật

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024
Tin khác

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?

Thu hồi trên toàn quốc lô mỹ phẩm không đạt chuẩn liên quan Công ty Kỳ Phong
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
