6 giải pháp tạo đột phá phát triển khu chế xuất - khu công nghiệp cho TP. Hồ Chí Minh

Để phát huy những kết quả đạt được về thu hút đầu tư và xuất khẩu trong suốt 30 năm qua, giai đoạn tới các khu chế xuất - khu công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh cần thực hiện 6 nhóm giải pháp đột phá như hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng quy hoạch, chọn lọc dự án...

Góp phần quan trọng để TP. Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế

Tại Hội nghị “Tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh”, tổ chức ngày 27/10, ông Hứa Quốc Hưng - Trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HEPZA) - cho biết: Sau 30 năm thành lập, tính đến tháng 9 năm 2022, tổng vốn đầu tư tại các khu chế xuất - khu công nghiệp thành phố đạt trên 12,9 tỷ USD, bao gồm vốn đầu tư của dự án sản xuất công nghiệp, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất- khu công nghiệp phục vụ sản xuất công nghiệp. Trong đó có 546 dự án vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký trên 6,8 tỷ USD; 1.128 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,4 tỷ USD. Các dự án đầu tư đa dạng về ngành nghề, quy mô và trình độ công nghệ. Các ngành nghề chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất là: điện tử (16,67%), dịch vụ (15,57%), cơ khí (15,2%), hóa chất - nhựa – cao su (12,02%), thực phẩm (9,82%), dệt may (11,27%).

6 giải pháp tạo đột phá phát triển khu chế xuất - khu công nghiệp cho TP. Hồ Chí Minh
Khu chế xuất Tân Thuận được thành lập năm 1991 và nhanh chóng trở thành hình mẫu cho những mô hình tương tự nhân rộng trên cả nước.

Về xuất khẩu, theo HEPZA, lũy kế đến tháng 9 năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của các khu chế xuất- khu công nghiệp đạt 91,01 tỷ USD, kim ngạch xuất siêu đạt 14,6 tỷ USD góp phần cân đối ngoại tệ, ổn định sản xuất, ổn định kinh tế vĩ mô tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với việc thu hút 281.000 lao động làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp đã tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho một bộ phận dân cư, góp phần ổn định xã hội.

Là một trong những doanh nghiệp đang đầu tư tại khu chế xuất Tân Thuận, ông Trần Tựu - Phó Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Savipharm đánh giá: Qua 30 năm hoạt động, các khu chế xuất - khu công nghiệp của Thành phố đã thực hiện thắng lợi năm mục tiêu kinh tế của Chính phủ đề ra trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; giải quyết việc làm; du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, đầu tàu công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh.

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển khu chế xuất - khu công nghiệp thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế. Đó là, chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào khu chế xuất - khu công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu; hiệu quả sử dụng đất chưa cao; mô hình phát triển của các khu công nghiệp chậm được đổi mới, các khu công nghiệp chủ yếu phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Liên kết, hợp tác trong khu chế xuất - khu công nghiệp, giữa các khu chế xuất - khu công nghiệp với nhau và giữa khu chế xuất - khu công nghiệp với khu vực bên ngoài còn hạn chế, mức độ nội địa hóa còn thấp. Thiếu các khu công nghiệp chuyên ngành, chuyên môn hóa...

6 giải pháp tạo đột phá phát triển khu chế xuất - khu công nghiệp cho TP. Hồ Chí Minh
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị

6 nhóm giải pháp tạo đột phá cho khát triển khu chế xuất - khu công nghiệp

Phát biểu tại hội nghị “Tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh”, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh cho biết: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa qua đã thông qua định hướng và tầm nhìn phát triển thành phố, theo đó đến năm 2025 là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo; đến năm 2030 là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI đã đề ta nhiệm vụ: tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu, có hàm lượng khoa học – công nghệ, giá trị gia tăng cao dựa trên nền tảng công nghiệp công nghệ cao và kinh tế số; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; tiếp tục phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu; xây dựng mới các khu công nghiệp có chất lượng và tính cạnh tranh cao, phù hợp với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; từng bước chuyển đổi các khu chế xuất, khu công nghiệp theo hướng khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Về phát triển công nghiệp, Nghị quyết số 24-NQ/TW đề ra nhiệm vụ: Tăng cường kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất để hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp. Tập trung thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, có khả năng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung tại TP. Hồ Chí Minh. Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường; chuyển dịch nhanh những lĩnh vực công nghiệp, sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên, ít hàm lượng giá trị gia tăng sang sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết XI của Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bí thư Nguyễn Văn Nên khẳng định các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố giữ vai trò quan trọng, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo bước đột phá, lan toả trong phát triển kinh tế vùng, trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động.

Do đó, trong thời gian tới, theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố cần nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các giải pháp đột phá để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp, trong đó tập trung vào 6 giải pháp gồm:

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng quy hoạch, xây dựng mô hình khu công nghiệp mới, phát triển một số khu công nghiệp chuyên ngành. Quy hoạch khu công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch phát triển khu đô thị nhằm phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp và người lao động.

Thứ hai, rà soát quy hoạch các khu chế xuất, khu công nghiệp, đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với định hướng phát triển của từng khu; đưa ra khỏi quy hoạch các khu công nghiệp không khả thi; rà soát các quỹ đất có thể phát triển khu công nghiệp để tích hợp phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp vào Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy hoạch chung của Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, quy hoạch TP. Thủ Đức và các quận, huyện.

Thứ ba, nhanh chóng đưa vào khai thác các khu công nghiệp đã có chủ trương thành lập mới của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, trong vận động thu hút đầu tư, các công ty phát triển hạ tầng và Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp cần chọn lọc dự án đầu tư có quy mô lớn, có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và các ngành mũi nhọn; các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp sử dụng công nghệ thâm dụng lao động cần chuyển hướng đầu tư sang thâm dụng vốn, kỹ thuật cao, công nghệ cao.

Thư năm, cần tập trung xây dựng hoàn thiện các hạ tầng xã hội: nhà lưu trú, ký túc xá công nhân, các trường mầm non, thiết chế văn hóa,… phục vụ người lao động để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.

Cuối cùng, Ban Quản lý cần từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa theo tinh thần Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Chính phủ chủ trương làm thí điểm một mô hình kinh tế nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự quyết đoán của Chính phủ, cùng với nỗ lực của TP. Hồ Chí Minh, mô hình khu chế xuất đầu tiên của cả nước - khu chế xuất Tân Thuận ra đời vào ngày 25 tháng 11 năm 1991.

Vượt qua những khó khăn của giai đoạn đầu, từ thành công của mô hình khu chế xuất Tân Thuận, lần lượt các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, cũng như hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước được thành lập. Sau 30 năm phát triển, đến nay TP. Hồ Chí Minh đã có 3 khu chế xuất và 14 khu công nghiệp đi vào hoạt động; góp phần thực hiện các mục tiêu thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm, du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh phát triển.

Thùy Dương

Tin mới cập nhật

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần xác định sản phẩm cốt lõi có sức đột phá để phát triển.
Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hóa có định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng...
Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.
Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Đổi mới hoàn toàn hay giữ lại phần nào nét truyền thống để tạo sự khác biệt là vấn đề cần cân nhắc trong cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Tin khác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 sẽ giúp quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách tiêu dùng Thủ đô.
Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Chuyển đổi điện hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần chú trọng lộ trình phát triển các dòng xe ô tô điện hóa phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng.
Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Ngành điện tử của Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sản xuất công nghiệp hỗ trợ, hướng đến phát triển bền vững nhưng thân thiện với môi trường.
Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thủ phủ công nghiệp tỉnh Bình Dương đang nỗ lực thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ với những chính sách thông thoáng.
Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Nhiều tập đoàn công nghệ dịch chuyển vào Việt Nam, kéo theo một loạt doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đây là cơ hội cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng.
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

Bên cạnh nỗ lực cải tiến sản xuất để tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phải hợp tác với nhau.
Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Phiên bản di động