3 rủi ro lớn có thể khiến nền kinh tế Mỹ xấu đi
Giá dầu thế giới tăng 3% trước những dấu hiệu phục hồi của kinh tế Mỹ Fed đánh giá tích cực hơn về kinh tế Mỹ trong hai năm tới Kinh tế Mỹ năm 2021 tăng trưởng mạnh nhất trong gần 40 năm |
Thị trường đang chờ đợi số liệu GDP quý III của Mỹ trong tuần này trước khi cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra.
Hiện tại theo ước tính GDP quý III của Mỹ đang ở mức trên 5% và nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm hơn 2 triệu việc làm từ đầu năm đến nay.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, ngoài những thông tin tích cực trên thì vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể khiến thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung suy thoái.
Lạm phát gia tăng
Lạm phát đã giảm từ mức đỉnh từ tháng 9 năm ngoái và đang trong một xu hướng hướng tới mục tiêu dài hạn 2% của Fed đặt ra. Tuy nhiên, khi hiện tại giá năng lượng tăng cao trở lại đang có nguy cơ khiến cho lạm phát có dấu hiệu gia tăng, đe dọa đến quỹ đạo của chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed.
Fed đang đứng trước lựa chọn dừng quá trình tăng lãi suất sớm nhưng vẫn phải đối diện với các mối lo lạm phát sẽ gia tăng trở lại.
Theo các chuyên gia, kỳ vọng về chính sách điều hành có thể thay đổi sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Câu lạc bộ Kinh tế New York vào cuối ngày hôm nay.
Theo cuộc thăm dò, mặc dù khả năng xảy ra một đợt tăng lãi suất khác trong năm nay là thấp, nhưng khả năng chính sách sẽ sớm được nới lỏng cũng là rất thấp. Hơn 80% các chuyên gia kinh tế (91/111) dự báo Fed không cắt giảm lãi suất cho đến ít nhất là quý II năm sau.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng lên trên 5,25%
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay lên 5,02%, đạt mức cao nhất trong 16 năm. Các chuyên gia nhận định nếu lợi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục tăng lên trên 5,25% sẽ gây ra nhiều rắc rối cho nền kinh tế nói chung.
Lợi suất trái phiếu chính phủ cao hơn làm tăng lãi suất cho vay của người tiêu dùng và doanh nghiệp, thông qua đó sẽ làm giảm nhu cầu trong nền kinh tế. Điều này dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn, nếu không muốn nói là khiến cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế giảm xuống.
Điều kiện tín dụng xấu đi
Từ đầu năm đến nay, thị trường trái phiếu đang lo ngại về rủi ro lãi suất hơn là rủi ro tín dụng.
Mặc dù chênh lệch tín dụng đã tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức vừa phải để kích thích các điều kiện tín dụng cho nền kinh tế nói chung. Các điều kiện tín dụng vẫn thuận lợi do các công ty đang tạo ra dòng tiền trong nền kinh tế đang phát triển và lãi suất thanh toán vẫn ở mức thấp.
Nhưng nếu chênh lệch tín dụng bắt đầu tăng cao hơn thì đó là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên mà các nhà đầu tư nên chú ý. Mức chênh lệch cao hơn sẽ cho thấy môi trường kinh tế yếu hơn nhiều và rủi ro vỡ nợ gia tăng.