Xuất khẩu sang Hà Lan thuận lợi nhờ EVFTA

Xuất khẩu sang Hà Lan đang có nhiều thuận lợi, trong đó yếu tố tác động tích cực từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA, mà Hà Lan là một thành viên.
Đề nghị Nghị viện Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU Đề nghị Nghị viện Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU
EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế Hà Lan-Việt Nam EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế Hà Lan-Việt Nam

Thị trường xuất khẩu lớn

Hà Lan hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam ở châu Âu và là nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam. Thời gian qua, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gần 5 lần, từ 1,7 tỷ USD năm 2010 lên trên 8,37 tỷ USD năm 2021. Hà Lan là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 (sau Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông).

Xuất khẩu sang Hà Lan thuận lợi nhờ EVFTA

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan trong 9 tháng qua đạt 7,817 tỷ USD, tăng tới gần 40,1% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan nhiều mặt hàng, trong đó có 12 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD. Đặc biệt, có 2 mặt hàng đạt kim ngạch rất lớn là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1,963 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (1,422 tỷ USD).

Ngoài ra, có hiều mặt hàng vốn đã có lợi thế được hưởng mức thuế ưu đãi rất thấp từ chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và hiện được hưởng tiếp các mức lãi suất về 0% ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Xuất khẩu và xuất siêu lớn của Việt Nam sang Hà Lan thuận lợi do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tác động tích cực là từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA, mà Hà Lan là một thành viên.

Hà Lan hiện đang là nền kinh tế phát triển hàng đầu khu vực và thế giới; luôn nằm trong nhóm 5 quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất về vốn đầu tư hai chiều; đứng thứ 5 thế giới về chỉ số sáng tạo toàn cầu và thứ 4 thế giới về mức độ cạnh tranh của nền kinh tế. Như vậy, Hà Lan đang là thị trường hết sức tiềm năng đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cho hay, hiện có một số tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư với Việt Nam. Trong đó, ngày 13/5/2022, EU đã ban hành Quy định (EU) 2022/741 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của Liên minh trong năm 2023, 2024 và 2025 để đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào EU tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu trên và trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, đồng thời bãi bỏ Quy định (EU) 2021/601.

Theo đó, các quốc gia thành viên sẽ lấy và phân tích mẫu cho các tổ hợp thuốc trừ sâu được nêu trong phụ lục I của Quy định. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà….

Ngoài việc kiểm tra tại cửa khẩu đối với các lô hàng mới, cơ quan an toàn thực phẩm của các nước sẽ lấy mẫu kiểm tra trên thị trường với các lô hàng cũ. Nếu sản phẩm vi phạm dư lượng, doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối bắt buộc phải thông tin việc thu hồi rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi.

Bên cạnh đó, theo Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, do cước vận chuyển hàng không tăng cao chi phí nhiên liệu tăng do tác động tiêu cực từ chiến sự Ukraina và sức mua trong nước kém nên các đơn vị nhập khẩu vải Hà Lan đã ngừng nhập qua đường hàng không. Với đường biển, do không thành công trong khâu bảo quản nên quả vải hầu như không đạt chất lượng để đưa vào bán tại các siêu thị tại châu Âu, ngay cả các chợ, cửa hàng của người gốc Á.

Mặt khác, nhu cầu về hàng hóa và thói quen tiêu dùng của các nước cũng khác nhau đáng kể. Riêng đối với Hà Lan, tuy thu nhập bình quân đầu người thuộc top cao trong châu Âu nhưng thói quen tiêu dùng của người Hà Lan lại hết sức tiết kiệm, không như người Pháp, Đức.

Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan thông tin thêm, tuy ngày càng tăng về lượng, chủng loại nhưng thị phần hàng Việt vẫn còn rất khiêm tốn tại Hà Lan, chủ yếu được phân phối tại các siêu thị của người Việt, Ấn, Thổ, Indonesia, Pakistan. Thực phẩm khô, đông lạnh khó vào được các siêu thị Hà Lan do quy định về chất lượng cao, lượng hàng phải ổn định, chi phí lên kệ cao và cả những điều khoản thanh toán trả chậm cũng làm khó những nhà nhập khẩu hàng Việt.

Khai thác cơ hội

Dù có những trở ngại nhưng Hà Lan vẫn mở rộng cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Theo Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, Hà Lan có cảng trung chuyển lớn nhất châu Âu nên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan có cơ hội sang rất nhiều nước trong khu vực.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Hà Lan đã và đang chuyển hướng sang tìm kiếm nguồn cung từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam tạo cơ hội xuất khẩu cho các mặt hàng như: cao su, nhựa và sản phẩm nhựa, thủy sản, dệt may, da giầy…

Đặc biệt, ngày 10/6, Chính phủ Hà Lan công bố các mục tiêu giảm một nửa các hợp chất nitơ oxit có hại vào năm 2030. Các cải cách dự kiến ​​sẽ bao gồm giảm chăn nuôi và mua lại những trang trại có động vật tạo ra lượng lớn amoniac, theo ước tính, sẽ cần giảm 30% số lượng vật nuôi. Xu hướng này đã tạo nên làm sóng các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi của Hà Lan chuyển dịch đầu tư sang các nước lân cận như Đức, Bỉ, Séc, Hungary...

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm liên quan đến chăn nuôi như sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y sẽ giảm quy mô thị trường nội địa, chuyển dịch đầu tư sang các dịch đầu tư sang các nước châu Á trong đó có Việt Nam.

Các ngành khác của Việt Nam vẫn có tiềm năng thu hút đầu tư từ Hà Lan, cụ thể là ngành đồ gỗ. Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cho biết, hiện Thương vụ đang thu xếp cho nhà đầu tư tiềm năng của Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất để tìm kiếm cơ hội đầu tư nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu trong tháng 7 này. "Dự kiến, nếu việc thuê nhà xưởng thuận lợi, doanh nghiệp này sẽ bắt đầu tiến hàng sản xuất sản phẩm vào quý 1/2023"- Thương vụ cho hay.

Để hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá sang Hà Lan, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan đã tích cực quảng bá nông sản thực phẩm Việt Nam tại tất cả các sự kiện ngoại giao (Embassy Festival), tổ chức, hỗ trợ các hoạt động khảo sát thị trường, kết nối giao thương cho đoàn doanh nghiệp tỉnh Gia Lai, Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh; tăng cường gặp gỡ các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản, cao su, gốm sứ giới thiệu, chào hàng Việt Nam...

Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan nhấn mạnh, Thương vụ sẽ tiếp tục tăng cường gặp gỡ Cục Doanh nghiệp Hà Lan, Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp và Liên đoàn giới chủ để kết nối doanh nghiệp, vận động nguồn kinh phí hỗ trợ của họ thông qua các hoạt xúc tiến thương mại đầu tư của Việt Nam, qua kênh Thương vụ; Làm việc với Cục đầu tư nước ngoài (Hà Lan) để tìm hiểu ưu đãi/hỗ trợ đối với nhà đầu tư Việt Nam, cụ thể là Vinfast.

Bảo Thoa

Tin mới cập nhật

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Tin khác

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy kinh doanh với thị trường EU, phải xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu thực sự chuyên nghiệp cho các sản phẩm.
Việt Nam và EU có cam kết gì về thuế quan đối với rau quả trong Hiệp định EVFTA?

Việt Nam và EU có cam kết gì về thuế quan đối với rau quả trong Hiệp định EVFTA?

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) giúp Việt Nam được xóa bỏ đến 94% các dòng thuế cho rau quả (trước đó có thuế suất 10-20%).
Việt Nam - Đan Mạch tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Việt Nam - Đan Mạch tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA và năng lượng mới được đánh giá là yếu tố then chốt trong việc thu hút các doanh nghiệp của Đan Mạch đến với Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Sức ép cạnh tranh là thách thức đầu tiên cần vượt qua

Thực thi Hiệp định EVFTA: Sức ép cạnh tranh là thách thức đầu tiên cần vượt qua

Hiệp định EVFTA được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên quá trình thực thi cần phải nhận diện rõ hơn các thách thức cần vượt qua.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Phiên bản di động