Doanh nghiệp dệt may tìm cách ứng phó khi thị trường và đơn hàng giảm

Kinh tế tăng trưởng chậm dẫn đến xu thế tiếp tục thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng và hàng hóa dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm.
Doanh nghiệp dệt may linh hoạt sản xuất, chuyển tìm đơn hàng nhỏ và khó Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với khó khăn

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nửa đầu năm 2023 suy giảm khá mạnh, nhiều doanh nghiệp thậm chí phải ký đơn hàng hàng nhỏ lẻ hoặc không đúng sở trường để duy trì sản xuất, giữ ổn định lao động.

Doanh nghiep det may tim cach ung pho khi thi truong va don hang giam hinh anh 1
Các doanh nghiệp dệt may tối ưu hóa sản xuất và công tác quản trị để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm. (Ảnh: Đức Duy/Viethnam+)

Chính vì vậy, để có thể đạt được kết quả để ra trong năm nay, các doanh nghiệp đang tập trung các giải pháp về thị trường, xúc tiến bán hàng cũng như nâng cao công tác quản trị, qua đó tối ưu hóa sản xuất-kinh doanh, tìm kiếm các đơn hàng mới, thúc đẩy xuất khẩu.

Khó khăn bủa vây

Bà Trần Thị Kim Chi, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài cho biết năm 2022 thị trường bông, xơ, sợi đối mặt với muôn vàn khó khăn và thách thức. Giá bông liên tục biến động và lập đỉnh vào tháng 5/2022 với mức giá 3,73 USD/kg, trong khi từ quý 2/2022 nhu cầu tiêu thụ sợi gần như không có.

Giá nguyên liệu neo cao trong khi đơn hàng sụt giảm nhanh, giá bán sợi thấp hơn giá nguyên liệu đầu vào kéo theo hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Sợi gặp nhiều khó khăn.

Bước sang năm 2023, thị trường ngành Sợi chưa có dấu hiệu phục hồi, do vậy Sợi Phú Bài đặt mục tiêu “vượt khó” với tổng doanh thu 950 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5 tỷ đồng (năm 2022 doanh thu của Sợi Phú Bài 1.354,4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11,23 tỷ đồng).

Đánh giá của Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho thấy trong nửa đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong 4 tháng vừa qua, chỉ duy nhật thị trường Nhật Bản tăng 6,6%, còn lại xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc giảm sâu trên 30% so với cùng kỳ năm trước, trong khi thị trường EU giảm 12%.

Doanh nghiep det may tim cach ung pho khi thi truong va don hang giam hinh anh 2
Trình độ tay nghề của công nhân dệt may ngày càng nâng cao. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam phân tích xuất khẩu dệt may Việt Nam những tháng đầu năm giảm do các thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc... gặp khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu khiến cầu giảm, dệt may giảm mạnh.

"Thị trường hiện nay mang nhiều yếu tố về mặt tâm lý, bản thân các nhà mua hàng cũng phải nghe ngóng, đợi phản ứng của thị trường mới đặt hàng dẫn đến đơn hàng nhỏ lẻ, thời gian giao hàng gấp, thậm chí, đơn hàng có xu hướng chuyển về một số nhà cung cấp gần thị trường tiêu thụ. Dự báo, các thị trường lớn có khả năng dần hồi phục vào những tháng tới, là điều kiện để doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất hàng hóa," ông Vương Đức Anh nói.

Tìm cách vượt "bão"

Thực tế cho thấy, những yếu tố về lạm phát và chậm phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia sẽ tiếp tục tác động tới việc tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu.

Đánh giá thêm về lĩnh vực dệt may, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhìn nhận, năm 2023, GDP thế giới được dự báo tăng trưởng thấp hơn năm 2022 do chính sách thắt chặt tiền tệ và xung đột địa chính trị. Kinh tế tăng trưởng chậm dẫn đến xu thế tiếp tục thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng và hàng hóa dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm.

Với ngành sợi, những khó khăn kéo dài từ quý 3/2022 đến nay, do nhu cầu tiêu dùng thấp, giá giảm sâu do giá bông - nguyên liệu chính của ngành sợi đã giảm rất mạnh. Khi Trung Quốc chính thức mở cửa trở lại, ngành sợi trong nước cũng khó cạnh tranh về giá. Do vậy, toàn bộ ngành sợi chịu thua lỗ, tồn kho sản xuất ở mức cao.

Trong khi đó, với ngành may, đơn hàng nhỏ lẻ, manh mún, chưa bao giờ doanh nghiệp với hàng nghìn lao động phải nhận đơn hàng chỉ 500 đến vài nghìn sản phẩm. Tiếp đến, đơn giá giảm rất mạnh, nhiều đơn vị sản xuất có giá gia công giảm tới 50%.

“Trước kia mỗi chiếc áo sơmi có giá gia công từ 1,7-1,8 USD thì nay giảm chỉ còn một nửa. Bên cạnh đó, việc chậm, hoãn thời gian nhận hàng từ phía đối tác cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp về dòng tiền, kho bãi. Khách hàng đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn, các mặt hàng không đúng truyền thống, trái sở trường nhưng doanh nghiệp vẫn chấp nhận làm nhằm duy trì sản xuất, chờ đợi tín hiệu hồi phục của thị trường,” ông Cao Hữu Hiếu nhấn mạnh.

Doanh nghiep det may tim cach ung pho khi thi truong va don hang giam hinh anh 3

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex chia sẻ với báo chí về hoạt động sản xuất-kinh doanh của tập đoàn 6 tháng đầu năm. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Ứng phó linh hoạt với diễn biến thị trường là giải pháp mà các doanh nghiệp dệt may đang đẩy mạnh. Theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty Việt Thắng Nguyễn Quang Minh, trước tình hình thị trường còn khó khăn kéo dài, năm nay doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế thấp hơn từ 20-30% so với năm trước.

Ðể hoàn thành mục tiêu đề ra, đơn vị tiếp tục duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới, nhà cung ứng mới, duy trì và phát triển khách hàng cũ.

Cùng với đó, Việt Thắng cũng tăng cường đầu tư chiều sâu về thiết bị để nâng cao chất lượng, sản lượng và trình độ, tự động hóa trong dây chuyền sản xuất, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.

“Doanh nghiệp luôn bảo đảm công ăn việc làm, tích cực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để họ yên tâm công tác và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay,” ông nói.

Tương tự, ông Dương Khuê, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Phong Phú cho biết đơn vị đã xây dựng các giải pháp kịp thời, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, kiên định với mục tiêu quản trị thông minh, số hóa dữ liệu quản lý, đầu tư máy móc thiết bị, cập nhật công nghệ, khoa học kỹ thuật mới...

Ngoài ra, Tổng Công ty cũng đẩy mạnh phát triển, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; tiếp tục củng cố các kênh bán hàng truyền thống, phát triển mới các kênh bán hàng kỹ thuật số; xây dựng lộ trình hợp lý hóa sản xuất theo hướng tinh gọn, phù hợp xu thế, đáp ứng yêu cầu nhanh và giảm chi phí sản xuất.../.

Đức Duy (Vietnam+)

www.vietnamplus.vn
Bình luận

Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khu vực doanh nghiệp được xem là trụ cột giữ mạch tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.

Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái cộng đồng tại Thanh Hóa đang dần khẳng định thương hiệu với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan miền núi hoang sơ và giàu tiềm năng khai thác.
Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội đông đúc người dân đến mua sắm, vui chơi và tận hưởng các chương trình ưu đãi.
Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Nhiều người mất tiền vì tin fanpage có tích xanh, đặt phòng, mua vé máy bay, combo du lịch giá rẻ trên mạng xã hội mà không kiểm chứng thông tin.
Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Sức mua tại các chợ phục vụ du lịch, các cửa hàng đặc sản, quà lưu niệm du lịch tại thành phố Đà Nẵng tăng mạnh trong dịp lễ 30/4 - 1/5.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Ngành du lịch hồi phục, khách quốc tế tăng mạnh giúp bất động sản nghỉ dưỡng lấy lại sức hút, dự kiến nguồn cung tăng 80% trong năm 2025.
Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh

Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh

Sau thời gian tăng nóng, giá căn hộ chuyển nhượng tại Hà Nội đang có xu hướng hạ nhiệt do tâm lý người mua thay đổi và áp lực cân bằng thị trường.
Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Các dự án điện rác tại Việt Nam nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Phiên bản di động