Xuất khẩu gạo tăng 23% hướng đến mục tiêu 5 tỷ USD
Năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam làm gì để giữ vững “phong độ”? Xuất khẩu gạo dự báo giữ vững vị thế hàng đầu |
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 9 đạt hơn 818 nghìn tấn với trị giá hơn 510 triệu USD, giảm nhẹ 3,8% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với tháng trước đó.
Lũy kế trong 9 tháng năm 2024 Việt Nam xuất khẩu gần 7 tấn gạo, thu về hơn 4,3 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và tăng mạnh 23% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu đạt bình quân 625 USD/tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
3 quý đầu năm 2024, 3 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam lần lượt là Phillipines, Indonesia và Malaysia.
Cụ thể, đối với thị trường Phillipnes, nước ta đã xuất khẩu sang thị trường này hơn 3,2 triệu tấn gạo với trị giá đạt hơn 1,9 tỷ USD, tăng 32% về lượng và tăng 53% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân đạt ngưỡng 613 USD/tấn, tăng 16%.
Đứng thứ 2 là thị trường Indonesia với kim ngạch đạt hơn 1,03 triệu tấn, trị giá hơn 624 triệu USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về trị giá so với năm trước. Giá cũng chứng kiến mức tăng 16%, đạt 604 USD/tấn.
Malaysia là nhà nhập khẩu gạo đứng thứ 3 của Việt Nam với hơn 626 triệu tấn, trị giá hơn 372 triệu USD và giá hơn 593 USD/tấn, tăng lần lượt 96% về lượng, tăng 131% về trị giá và tăng 17% về giá so với 9 tháng năm 2023.
Bên cạnh đó, một quốc gia đang tăng nhập khẩu gạo Việt Nam với mức tăng trưởng đến 4 chữ số, đứng đầu về mức tăng trưởng là thị trường Ukraine. Cụ thể nước ta xuất sang thị trường này 10.754 tấn gạo với trị giá hơn 6,8 triệu USD, tăng mạnh 1.580% về lượng và tăng 1.695% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
9 tháng năm 2024 Việt Nam xuất khẩu gần 7 tấn gạo, thu về hơn 4,3 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và tăng mạnh 23% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: MH |
Giá xuất khẩu bình quân đạt 639 USD/tấn, tăng 7% so với cùng kỳ. Mặc dù là thị trường tăng trưởng mạnh nhất nhưng thị phần của Ukraine chiếm chưa đến 1% trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường gạo thế giới và trong nước đón nhận thông tin mới đây (ngày 13/9), theo một sắc lệnh của Chính phủ, Ấn Độ đã gỡ bỏ giá sàn đối với gạo basmati xuất khẩu nhằm hỗ trợ người nông dân (vốn đang gặp khó khăn do nợ và chi phí tăng) thúc đẩy xuất khẩu loại gạo này chỉ vài tuần trước khi bước vào vụ thu hoạch mới. Trong năm ngoái, Ấn Độ đã đặt ra mức giá sàn, tức mức giá xuất khẩu tối thiểu, 1.200 USD/tấn và sau đó hạ xuống 950 USD/tấn.
Tuy nhiên vào cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã gỡ bỏ giá sàn đối với gạo basmati xuất khẩu nhằm hỗ trợ người nông dân (vốn đang gặp khó khăn do nợ và chi phí tăng) thúc đẩy xuất khẩu loại gạo này chỉ vài tuần trước khi bước vào vụ thu hoạch mới. Chính phủ Ấn Độ đặt giá sàn xuất khẩu 490 USD/tấn với gạo trắng phi basmati và đưa thuế xuất khẩu gạo trắng về mức 0%, trong bối cảnh lượng hàng tồn kho tại Ấn Độ đang tăng cao và nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp tăng nguồn cung trên thị trường toàn cầu và giảm áp lực về giá, sau khi giá lúa gạo tại châu Á chạm mốc cao kỷ lục hồi đầu năm nay.
Một số ý kiến cho rằng, bất kỳ động thái nới lỏng xuất khẩu gạo nào của Ấn Độ cũng sẽ khiến giá gạo trên thị trường quốc tế giảm đáng kể. Tuy nhiên, trước mắ theo nhận định của các chuyên gia, gạo Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều.
Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - cho biết, việc này sẽ ít tác động đến giá gạo Việt Nam. Do đây là gạo phẩm cấp thấp, chủ yếu tiêu thụ tại khu vực thị trường châu Phi.
Thậm chí, trong trường hợp Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, ông Đỗ Hà Nam đánh giá, việc này cũng sẽ không gây tác động nhiều lên giá lúa gạo xuất khẩu trong nước. Bởi giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi. Còn tại Việt Nam, phần lớn diện tích đã được bà con chuyển sang trồng các giống lúa chất lượng cao và phân khúc thị trường xuất khẩu khác của Ấn Độ.
Ông Nguyễn Đức Dũng - Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đánh giá: "Thời gian qua, giá gạo của thế giới đã điều chỉnh giảm do nguồn cung ở châu Á gia tăng. Mức giá Ấn Độ đưa ra khá sát với giá gạo thế giới. Nhiều khả năng giá gạo sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm thêm trong thời gian tới".
Ngoài ra, đây cũng không phải là lần đầu tiên Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo. Vì thế, chúng ta không ở thế bị động.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Chúng ta đã có vị thế, thị phần, chất lượng riêng và chuỗi sản xuất chặt chẽ hơn nên sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn".
Các quốc gia nhập nhiều gạo như Philippines, Indonesia... hiện vẫn tăng nhu cầu nhập khẩu gạo so với kế hoạch đầu năm để đảm bảo tiêu dùng nội địa, mở ra nhiều dư địa cho gạo Việt tiếp tục tăng trưởng từ nay đến cuối năm.
Động thái của Ấn Độ có nhiều tác động tới thị trường gạo thế giới nói chung và xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng.
Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu cập nhật của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam giữ ổn định ở mức 538 USD/tấn.
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Thái Lan đạt 500 USD/tấn. Sản phẩm cùng loại của Ấn Độ có giá 492 USD/tấn, tại Pakistan đạt 489 USD/tấn.
Dự báo về tình hình giá gạo Việt Nam trong thời gian tới, các chuyên gia nhận định dù có lúc trồi sụt nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.