Xét thăng hạng viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao: Những điều cần biết
Bỏ thi thăng hạng viên chức Thủ tướng trả lời chất vấn về cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc Những đối tượng cán bộ công chức, viên chức nào bị tinh giản biên chế? |
Theo đó, dự thảo đề xuất tiêu chuẩn, điều kiện chung để xét thăng hạng viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao hạng I, II, III.
Cụ thể, viên chức từ huấn luyện viên chính (hạng II) lên huấn luyện viên cao cấp (hạng I) cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
Điều kiện đầu tiên, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về thể dục thể thao trực thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh và có ít nhất 01 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II).
Bên cạnh đó, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về thể dục thể thao trực thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh và có ít nhất 02 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II).
Ngoài ra, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen hoặc có bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác và có ít nhất 03 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II).
Một điểm khác cần lưu ý, viên chức trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích: Huy chương tại Đại hội Olympic; Huy chương tại Đại hội Paralympic; Huy chương vàng tại giải vô địch thế giới; Huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á; Huy chương vàng tại Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á; Huy chương vàng tại Đại hội Olympic trẻ.
Những đề xuất mới nhất về xét thăng hạng viên chức chuyên ngành thể dục thể thao. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ |
Với huấn luyện viên (hạng III) lên huấn luyện viên chính (hạng II) cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
Đầu tiên, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Ngoài ra, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ cấp phòng và tương đương của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh và 01 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III).
Điều kiện không thể thiếu là cá nhân được tặng bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác và có ít nhất 02 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III).
Lưu ý thêm, trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích: Huy chương tại Đại hội thể thao châu Á; Huy chương tại Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á; Huy chương vàng giải vô địch châu Á của các môn thể thao Olympic, Đại hội thể thao châu Á; Huy chương tại giải vô địch thế giới; Huy chương tại Đại hội Olympic trẻ.
Các viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên (hạng IV) lên huấn luyện viên (hạng III) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức) và đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III).