Xác thực sinh trắc học có ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch thanh toán của người dùng?
Thí điểm xác thực sinh trắc học khách đi máy bay tại sân bay Vân Đồn Xác thực sinh trắc học bắt buộc từ 1/7: Cách thực hiện như thế nào? |
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức ban hành Quyết định số 2345 về việc triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Theo đó, các giao dịch trực tuyến của cá nhân có giá trị trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị thanh toán trong ngày vượt 20 triệu đồng sẽ bắt buộc áp dụng xác thực sinh trắc học.
Việc triển khai xác thực sinh trắc học cho giao dịch trực tuyến là một bước tiến quan trọng trong việc bảo mật thanh toán điện tử tại Việt Nam. |
Cụ thể, từ 1/7, khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên sẽ phải xác thực bằng một trong các phương thức sinh trắc học như: vân tay, khuôn mặt, giọng nói,... Dấu hiệu sinh trắc học được sử dụng phải trùng khớp với thông tin đã được kiểm tra với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc trong căn cước công dân gắn chip do Bộ Công an cấp.
Ngoài ra, khách hàng cũng cần xác thực sinh trắc học lại trong trường hợp thực hiện giao dịch lần đầu tiên trên ứng dụng Mobile Banking hoặc sử dụng thiết bị khác với thiết bị đã thực hiện giao dịch Mobile Banking gần nhất.
Theo NHNN, việc áp dụng xác thực sinh trắc học nhằm mục đích bảo đảm người giao dịch trực tuyến là chính chủ, từ đó bảo vệ khách hàng và giảm thiểu rủi ro gian lận, chiếm đoạt tài sản. NHNN khẳng định, biện pháp này sẽ chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ các giao dịch, vì thống kê cho thấy khoảng 70% giao dịch thanh toán của cá nhân có giá trị dưới 1 triệu đồng, giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm 11%, và số người có giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày chưa đến 1%.
Để triển khai hiệu quả việc xác thực sinh trắc học, NHNN cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc sử dụng dữ liệu từ căn cước công dân gắn chip và tài khoản VNeID. Hiện nay, Bộ Công an đã cấp hơn 84,7 triệu căn cước công dân gắn chip và 70,2 triệu tài khoản VNeID, đảm bảo dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống". Đây là nguồn dữ liệu quan trọng giúp ngành Ngân hàng xác minh chính xác khách hàng.
Về bản chất, các giải pháp quy định tại Quyết định số 2345 sẽ giúp kiểm tra thông tin người mở tài khoản khớp với thông tin trên căn cước công dân hoặc trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhờ vậy, các tổ chức tín dụng có thể nhận biết và xác minh chính xác khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán, loại bỏ các tài khoản giả, không chính chủ, không hợp pháp, góp phần bảo vệ khách hàng và thúc đẩy thanh toán trực tuyến an toàn, hiệu quả.
Việc triển khai xác thực sinh trắc học cho giao dịch trực tuyến là một bước tiến quan trọng trong việc bảo mật thanh toán điện tử tại Việt Nam. NHNN cam kết phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và các tổ chức tín dụng để triển khai hiệu quả Quyết định số 2345, góp phần bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử an toàn, thuận tiện.
Để cài đặt online, khách hàng cần chuẩn bị thẻ căn cước công dân gắn chip và truy cập ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng và thao tác theo các hướng dẫn của ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có các hướng dẫn khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ theo các bước sau: Bước 1: Tùy từng app ngân hàng, khách hàng có thể bắt đầu cài đặt sinh trắc học như sau: Vào các mục như: Cài đặt/Hồ sơ/Thông tin cá nhân/Tiện ích… Sau đó, lựa chọn các tiện ích như: Sinh trắc học/ Xác thực khuôn mặt/ Cài đặt bảo mật giao dịch… Bước 3: Chụp hai mặt của căn cước công dân gắn chip. Bước 4: Đọc thông tin trên căn cước công dân theo hướng dẫn. Bước 5: Chụp ảnh khuôn mặt để hoàn tất cài đặt. Sau khi đã thực hiện cài đặt sinh trắc học, kể từ ngày 01/7, nếu giao dịch thuộc diện phải xác thực theo quy định, người dân sẽ phải thực hiện 3 bước giao dịch xác thực bằng sinh trắc học trên ứng dụng di động của ngân hàng (app). |