Vương quốc Bỉ đầu tư 82 dự án tại Việt Nam
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), quy mô dự án bình quân của Bỉ tại Việt Nam là 13,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của các dự án FDI là 11,74 triệu USD/dự án.
Trong đó, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Bỉ tập trung vào lĩnh vực cấp nước và xử lý chất thải, với 2 dự án và số vốn đăng ký đạt 409,46 triệu USD, chiếm 37,3% tổng vốn đầu tư của Bỉ tại Việt Nam; đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản với 3 dự án, tổng vốn đăng ký 372,47 triệu USD, chiếm 34% tổng vốn đầu tư của Bỉ tại Việt Nam; thứ ba là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 25 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 229,88 triệu USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư.
Bỉ đã có đầu tư tại 16 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Dẫn đầu là Hải Phòng với 8 dự án, tổng vốn đăng ký 419,38 triệu USD, chiếm 38,2% tổng vốn đăng ký. Thủ đô Hà Nội đứng thứ hai có 14 dự án, tổng vốn đăng ký là 321,24 triệu USD, chiếm 29,3%. Thứ ba là tỉnh Quảng Ngãi với 1 dự án, tổng vốn đăng ký 125 triệu USD, chiếm 11,4%...
Dự án lớn nhất của Bỉ tại Việt Nam là dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn, cấp phép ngày 29/12/2017, tổng vốn đầu tư đăng ký 319,46 triệu USD. Đây là dự án liên doanh với Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Sóc Sơn, đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ lò đốt ghi cơ học (ghi di động). Ngoài ra, còn có dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cấp phép ngày 10/10/2014, tổng vốn đầu tư đăng ký 259,4 triệu USD. Dự án Nhà máy sản xuất sợi thép và sợi thép bện Bekaert Việt Nam – Dung Quất, cấp phép ngày 12/12/2018. Đây là dự án 100% vốn của Bỉ, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại tỉnh Quảng Ngãi, có tổng vốn đầu tư đăng ký 125 triệu USD.
Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD
Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
