Việt Nam là quốc gia thứ 5 có quan hệ đối tác chiến lược xanh với Đan Mạch
Quan hệ Đối tác chiến lược xanh Việt Nam - Đan Mạch: Hướng đến tương lai xanh Hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Hàn Quốc |
Đại sứ Nicolai Prytz cho biết, ngày 1/11/2023, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã chủ trì buổi lễ trực tuyến tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược xanh. Chiến lược này được kỳ vọng mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác hơn nửa thế kỷ giữa Việt Nam và Đan Mạch.
“Việt Nam là nước thứ 5 mà Đan Mạch thiết lập quan hệ đối tác chiến lược xanh sau Indonesia, Nam Phi, Ấn Độ và Hàn Quốc” Đại sứ Nicolai Prytz cho biết.
Trả lời vì sao lại chọn thời điểm này cho việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược xanh, Đại sứ Nicolai Prytz chia sẻ, ý định về sự kiện gặp nhau giữa Thủ tướng hai nước để ra tuyên bố về thiết lập quan hệ đối tác mới này ban đầu được dự kiến vào tháng 12/2022 nhân Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - EU nhưng diễn biến nội bộ của Đan Mạch khiến cho sự kiện không được diễn ra. Sau nhiều nỗ lực "để không thể chậm hơn được nữa" như lời Đại sứ, hai bên đã nhất trí chọn hình thức gặp trực tuyến để Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Mette Frederiksen cùng ra tuyên bố về quan hệ đối tác mới.
![]() |
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz (giữa) tại buổi họp báo |
Cũng theo Đại sứ Nicolai Prytz, năm 2013, hai nước đã ký hiệp định đối tác toàn diện, nâng tầm quan hệ song phương từ hợp tác phát triển truyền thống sang quan hệ đối tác chính thức bao trùm các lĩnh vực như đối thoại chính trị, thương mại và đầu tư, tăng trưởng xanh, năng lượng, an toàn thực phẩm, văn hoá.
"Ở Đan Mạch, chúng tôi rất chú ý việc đặt tên cho các sự kiện, sự việc. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Đan Mạch đã làm việc ở cấp chiến lược với Chính phủ Việt Nam về nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quá trình chuyển đổi xanh. Vì vậy, đã đến lúc có một tên gọi chính thức và thích hợp cho mối quan hệ ấy", Đại sứ Nicolai Prytz lý giải về thực chất của quan hệ đối tác mới giữa hai nước.
Chia sẻ thêm, Đại sứ Nicolai Prytz nhìn nhận, tuy xuất phát điểm có thể khác nhau nhưng cả Đan Mạch và Việt Nam đều hướng đến một mục tiêu chung: Một tương lai xanh. Khi cùng chung tay và chí hướng, quan hệ đối tác chiến lược xanh sẽ là công cụ quan trọng hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu quốc gia đầy tham vọng về chuyển đổi xanh cũng như thực hiện cam kết quốc tế đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chia sẻ thêm, ông Troels Jakobsen, Trưởng bộ phận thương mại của Đại sứ quán Đan Mạch cho biết các công ty Đan Mạch rất muốn hợp tác với các công ty địa phương khi đến Việt Nam. Hiện có 135 doanh nghiệp Đan Mạch đang hoạt động tại Việt Nam cùng 155 dự án FDI. Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn và ngày càng nhiều doanh nghiệp Đan Mạch đã đến đầu tư tại Việt Nam mà tiêu biểu là Nhà máy Lego tại tỉnh Bình Dương, nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của tập đoàn trị giá hơn 1 tỷ USD.
Trong khi đó bà Sharissa Funk, Tham tán về Năng lượng, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, cho biết hợp tác năng lượng là chương trình hợp tác lớn nhất và hiện đã bước sang giai đoạn 3.
“Về chương trình năng lượng, Đan Mạch và Việt Nam đã bắt đầu hợp tác trong Chương trình đối tác năng lượng năm từ 2013. Một điểm hết sức đặc biệt, đây là hợp tác trực tiếp giữa các cấp chuyên gia liên quan đến năng lượng. Bên phía Đan Mạch, chúng tôi có cơ quan năng lượng Đan Mạch, Bộ Khí hậu và Năng lượng Đan Mạch. Còn ở phía đối tác Việt Nam có Bộ Công Thương, và các bộ ban ngành trực tiếp phụ trách vấn đề năng lượng”, bà Sharissa Funk nói.
Theo bà Sharissa Funk, Đan Mạch là quốc gia có trên 30 năm chuyển đổi xanh. Tuy có sự chênh lệch dân số giữa hai nước song bà Sharissa Funk tin rằng những kinh nghiệm của Đan Mạch có thể “truyền được cảm hứng” cho Việt Nam trong chuyển đổi xanh.
Nhấn mạnh thêm, Đại sứ Nicolai Prytz cho rằng, Đan Mạch có thể cung cấp giải pháp, dữ liệu, kinh nghiệm song việc lựa chọn để áp dụng hoàn toàn là thuộc về Việt Nam.
Tin mới cập nhật

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025
Tin khác

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh

Hiệu quả từ các nhà máy thủy điện miền núi Thanh Hóa

Năm 2030 sản lượng chè hữu cơ Việt Nam ước đạt 70.000 tấn

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Vàng dừng chuỗi tuần tăng giá

Chiến lược đột phá giúp du lịch Ninh Bình tăng trưởng mạnh

Tiền Giang: Sắp có thêm 3 khu, cụm công nghiệp hoạt động

Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp

Hiến kế nâng cao chất lượng lao động tại TP. Hồ Chí Minh
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
