Vi phạm thuế, 'ông lớn' Viglacera (VGC) bị phạt và truy thu 11 tỷ đồng
Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Phong Điền-Viglacera Viglacera đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu: Vươn mình ra biển lớn Viglacera wins global quality award |
Tổng công ty Viglacera - CTCP (HOSE: VGC) cho biết, ngày 12/1, doanh nghiệp nhận được Quyết định số 2148/QĐ-CT ngày 28/12/2023 của Cục Thuế doanh nghiệp lớn về việc xử phạt vi phạm hành chính thuế.
Cụ thể, cơ quan thuế xác định Viglacera đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền phải nộp, căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Viglacera tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, có 50 năm hình thành và phát triển |
Vì vậy, không chỉ bị xử phạt hành chính, Cục Thuế doanh nghiệp lớn buộc Viglacera phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thiếu vào Ngân sách Nhà nước (hơn 7,1 tỷ đồng, giai đoạn từ 2018 - 2022), cùng với số tiền chậm nộp là 2,4 tỷ đồng.
Theo đó, tổng số tiền phạt và truy thu, chậm nộp đối với Viglacera là hơn 11 tỷ đồng.
Viglacera tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, có 50 năm hình thành và phát triển. Viglacera không chỉ nổi tiếng về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh mà doanh nghiệp này đang được xem là “ông trùm” phát triển hạ tầng khu công nghiệp phía Bắc, với việc sở hữu nhiều khu công nghiệp nằm ở các tỉnh, thành trọng điểm như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Thái Bình, Phú Thọ... với quỹ đất lên tới 4.000ha.
Hiện, Bộ Xây dựng đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Viglacera xuống 38,58% sau đợt thoái vốn hồi năm 2017; vị trí cổ đông lớn nhất thuộc về Công ty Cổ phần Hạ tầng Gelex (50,21% cổ phần) - thành viên Gelex Group, tập đoàn mang đậm dấu ấn của doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn. Gelex Group hoàn tất quá trình thâu tóm Viglacera và biến doanh nghiệp này thành công ty con kể từ ngày 5/4/2021.
Mới đây, Viglacera công bố số liệu kinh doanh sơ bộ năm 2023, với lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.593 tỷ đồng, vượt 32% so với kế hoạch năm, nhưng giảm 31% so với mức nền cao của năm 2022.
Trong đó, đối với mảng bất động sản, Viglacera cho biết các khu công nghiệp của mình đã thu hút hơn 300 doanh nghiệp với tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lên tới 16 tỷ USD và đạt tỷ lệ lấp đầy nhanh nhất khu vực.
Chẳng hạn, giữa tháng 10/2023, nhà máy bán dẫn của Tập đoàn Amkor Technology với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD đã chính thức đi vào vận hành tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C (tỉnh Bắc Ninh), cùng với đó là loạt các nhà máy công nghệ cao khác tại các khu công nghiệp của Tổng công ty...
Trên thị trường, cổ phiếu VGC đóng cửa phiên cuối tuần này ở mức 51.600 đồng/cp, giảm 2,09% so với giá tham chiếu. Khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 763.400 đơn vị.