Vai trò nguồn điện trong nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Ảnh minh họa |
Chúng tôi ghé thăm trang trại của ông Đinh Tiến Hùng (xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), với nhiều loại cây trồng, nhưng tất cả các công đoạn phục vụ sản xuất rau của trang trại đều được kết nối bằng hệ thống thông minh ứng dụng giải pháp IoT của Intel. Hệ thống này có thể tự động kiểm soát độ ẩm, nước, phân, kiểm soát chất lượng rau, quả và các loại nông sản trên một quy mô lớn. Hầu hết các nông sản tại đây đều được trồng theo phương pháp thủy canh. Dâu tây trên giá thể, cà chua đen, dưa lưới Nhật… được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống công nghệ thông minh, tự động về ánh sáng, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng cho cây… nên cho ra sản phẩm đạt chuẩn VietGAP. Mỗi tháng thu hoạch từ 10-20 tấn nông sản sạch trên 1 ha, đạt doanh thu 4-5 tỷ đồng/năm...
Ông Đinh Tiến Hùng chia sẻ: "Tất cả những hệ thống này đều được kết nối intenet. Thử tưởng tượng nếu không có điện chúng tôi sẽ kiểm soát chúng như thế nào. Vì trồng theo phương pháp thủy canh động nên "điện" chúng tôi chạy 24/24 giờ. Bên cạnh đó khách hàng mua rau, củ sạch đều truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm và có thể xem trực tuyến hình ảnh công nhân đang chăm sóc, thu hoạch các nông sản ngay tại trang trại. Các bạn thấy đó, điện đã đem lại rất nhiều tiện ích cho công việc hiện tại của chúng tôi".
Tại vườn rau sạch thủy canh Kiêm Hùng (Đồng Thạnh, Lạc Xuân, Đơn Dương), chị Nguyễn Ngọc Kiêm, chủ vườn rau Kiêm Hùng chia sẻ: "Với mức đầu tư khoảng 700 triệu đồng cho 1ha trồng rau thủy canh, thì yếu tố điện được xem như là vấn đề then chốt cho việc ra đời những sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của đối tác, điện phải đảm bảo 24/24h. Đối với khu vực huyện Đơn Dương, điện đáp ứng được những yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi dễ dàng nắm bắt được những thông tin ngừng, giảm cung cấp điện một cách nhanh chóng và chính xác. Nhân viên Điện lực cũng đã tư vấn cho chúng tôi những phương pháp sử dụng điện an toàn và hiệu quả".
Với những trang trại trồng rau theo phương pháp thủy canh động, việc áp dụng những công nghệ thông minh, tiên tiến và đòi hỏi những kỹ thuật khắt khe thì điện luôn là một mẫu số kỹ thuật chung nhất.
Ông Đinh Tiến Hùng (xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ: "Với nền nông nghiệp công nghệ cao thì những người lao động làm việc tại đây phải có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm các quy trình sản xuất. Các công đoạn đều làm theo quy trình, chỉ cần ngưng một công đoạn, xem như các công đoạn khác đều bị ngưng trệ. Các công đoạn ở đây, chúng tôi đều sử dụng điện".
Ông Lê Đức Vinh, Phó Giám đốc Điện lực Đơn Dương, Công ty Điện lực Lâm Đồng đánh giá: "Với đặc thù là huyện nông nghiệp, sản lượng điện sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 43% sản lượng điện thương phẩm. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ra đời như các trang trại chăn nuôi bò sữa, cơ sở trồng rau hoa công nghệ cao ra đời. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, ngành điện luôn đi trước để chuẩn bị hạ tầng cho người dân và doanh nghiệp. Chúng tôi luôn đáp ứng đầy đủ về công suất, chất lượng điện năng và đảm bảo xử lý sự cố một cách nhanh nhất".
Với định hướng hướng nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp thông minh, điện đã góp phần đắc lực cho sự phát triển chung này và đã có những đóng góp nhất định đem lại bức tranh sáng cho nền nông nghiệp công nghệ cao ở vùng đất Nam Tây Nguyên.
Tin mới cập nhật

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới
Tin khác

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
