Ứng xử ra sao trước áp lực lãi suất – tỷ giá năm 2023?

Việt Nam nên lựa chọn khung chính sách tiền tệ, lạm phát mục tiêu để ứng phó hiệu quả trước áp lực lãi suất – tỷ giá năm 2023.
Doanh nghiệp đối mặt với áp lực lãi suất gia tăng

Việt Nam nên lựa chọn khung chính sách tiền tệ, lạm phát mục tiêu để ứng phó hiệu quả với những cú sốc, đồng thời tạo tiền đề cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác phát triển ổn định trong dài hạn như tăng trưởng, việc làm.

Nhân dịp Tết Quý Mão, KTSG Online đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý Khoa học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, xung quanh áp lực lãi suất – tỷ giá với kinh tế Việt Nam năm 2023 và giải pháp hóa giải.

GS. TS Tô Trung Thành. Ảnh: NVCC.
GS. TS Tô Trung Thành. Ảnh: NVCC.

– KTSG Online: Ông có cho rằng tín dụng – tỷ giá – lãi suất có phải vấn đề đáng lo ngại trong năm 2023?

– GS. TS Tô Trung Thành: Năm 2023, vấn đề lãi suất, tín dụng và tỷ giá thực sự là điểm nghẽn, thách thức lớn với nền kinh tế. Theo đó, lãi suất dự kiến gặp nhiều sức ép từ các yếu tố: lạm phát có xu hướng gia tăng, từ cả mức lạm phát cơ bản cũng như từ chi phí đẩy do giá hàng hóa thế giới tăng cao; Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) các nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất do lo ngại lạm phát vẫn diễn biến phức tạp, gây sức ép đến lãi suất trong nước; giá trị đồng đô la Mỹ tiếp tục xu hướng gia tăng khiến mức lãi suất trong nước phải gánh thêm trách nhiệm duy trì tỷ giá ổn định. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng phải hỗ trợ nền kinh tế hồi phục hoàn toàn sau đại dịch Covid-19.

Không những thế, tỷ lệ cung tiền M2/GDP và tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở mức cảnh báo cao so với các nước trong khu vực và trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp. Ngoài ra, hệ thống tài chính – ngân hàng còn chưa lành mạnh một cách bền vững khi hệ số an toàn vốn (CAR) còn mỏng, chất lượng tài sản và nợ xấu có nguy cơ gia tăng, thanh khoản hệ thống khó khăn hơn…

Như vậy, dư địa chính sách tiền tệ sẽ bị thu hẹp đáng kể, khả năng tăng nhanh tín dụng và giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng là rất khó khăn.

FED đã và sẽ tăng lãi suất đồng đô la Mỹ để hút tiền từ khắp nơi về Mỹ, động thái này cũng khiến các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất, điều chỉnh tỷ giá. Việt Nam nên ứng xử ra sao trong bối cảnh này?

Vấn đề này liên quan đến lý thuyết bộ ba bất khả thi. Cụ thể một quốc gia không thể thực hiện đồng thời việc giữ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập và tự do lưu chuyển vốn (mở cửa tài khoản vốn – PV).

Với độ mở lớn như hiện nay (cả về độ mở thương mại và tài chính – PV), trong điều kiện cơ chế điều hành tỷ giá còn neo theo đô la Mỹ thì Việt Nam phải chấp nhận tính độc lập của chính sách tiền tệ suy giảm. Theo đó, chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng bị ảnh hưởng lớn từ bên ngoài, khó đạt được mục tiêu mong muốn.

Trong ràng buộc bộ ba bất khả thi tại Việt Nam, chúng ta cần lựa chọn ưu tiên chính sách tiền tệ độc lập là mục tiêu quan trọng nhất. Hiện Việt Nam đang thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu, gồm: kiểm soát giá cả và lạm phát; ổn định đồng tiền; thúc đẩy tăng trưởng; xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh quốc gia.

Mục tiêu này vừa quá rộng, vừa không cụ thể, lại hướng vào đánh đổi chính sách (tăng trưởng và lạm phát), khiến cho thời gian gần đây điều hành chính sách tiền tệ có tính “giật cục” và khó dự đoán, ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế.

Tôi cho rằng Việt Nam nên theo khung khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu vì một lý do. Thứ nhất, chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu cho phép xác lập khuôn khổ chính sách minh bạch và tạo được lòng tin của công chúng.

Thứ hai, cho phép NHNN tự do, linh hoạt và tự quyết trong điều hành chính sách tiền tệ. Thứ ba, NHNN có thể đối phó hiệu quả với những cú sốc do có sự độc lập tương đối. Thứ tư, do hướng vào một mục tiêu duy nhất là lạm phát nên tạo tiền đề cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác phát triển ổn định trong dài hạn như tăng trưởng, việc làm.

Về dài hạn, khi thị trường tài chính đã lành mạnh, có cơ chế giám sát rủi ro hữu hiệu và thực hiện lộ trình tự do hóa tài khoản vốn thì đồng nghĩa với việc NHNN cần chuyển sang cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt hơn. Theo đó, những can thiệp hành chính của NHNN cần được dần gỡ bỏ, biên độ cho phép biến động tỷ giá cần được nới lỏng ở mức độ cao hơn, tiến tới thả nổi tỷ giá có quản lý khi các điều kiện vĩ mô đã chín mùi.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, khó có thể thả nổi tỷ giá. Việc điều hành tỷ giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bám sát diễn biến quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường, tránh những cú sốc trong bối cảnh các nền tảng vĩ mô chưa thực sự ổn định. Vậy nên cần lựa chọn một mô hình “trung dung”, chấp nhận ổn định tỷ giá ở một mức độ nhất định, gia tăng mạnh dự trữ ngoại hối đi kèm với các biện pháp trung hòa có hiệu lực mạnh và chấp nhận được các chi phí phát sinh, và mấu chốt là phải lựa chọn cách thức kiểm soát vốn hiệu quả. Trong bối cảnh các giao dịch về vốn đang được tự do hóa theo thông lệ và cam kết hội thập, thì có những khu vực có thể kiểm soát chặt chẽ hơn, ví dụ kiểm soát nợ nước ngoài.

Vậy cần làm gì để giải quyết khó khăn về dòng vốn, thanh khoản cho thị trường tài chính trong bối cảnh ngân sách còn hạn chế, hệ thống ngân hàng đang chịu áp lực lớn từ nợ xấu và tỷ giá, lãi suất?

Hiện vốn cho thị trường tài chính chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng, trong khi hệ thống ngân hàng đang chịu sức ép lớn về tín dụng, lãi suất, nợ xấu… Để giải quyết vấn đề này, một mặt cần đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng, mặt khác cần có giải pháp để phát triển các thị trường vốn, gồm thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu một cách an toàn và bền vững.

Với hệ thống ngân hàng, cần phát triển thị trường ngân hàng theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong quản trị và hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) như Basel III, IFRS 9.

NHNN cũng cần đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại, tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng công nghệ.

Ngoài ra, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, tăng cường xử lý nợ xấu, tiếp tục chấn chỉnh, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống. Đồng thời, luật hóa Nghị quyết 42, rà soát toàn diện các luật khác có liên quan tới xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Với thị trường chứng khoán, cần tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, đảm bảo là kênh cung ứng vốn trung – dài hạn quan trọng của nền kinh tế, qua đó giảm gánh nặng cho khu vực ngân hàng.

Tiếp tục đẩy mạnh việc tái cấu trúc TTCK theo 4 trụ cột lớn, gồm: Cơ cấu lại tổ chức thị trường; Cơ cấu lại cơ sở hàng hóa; Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư; Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Tăng quy mô thị trường cổ phiếu và đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán thông qua các giải pháp tăng số lượng, chất lượng hàng hóa, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo hướng minh bạch gắn với xếp hạng tín nhiệm. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý, giám sát thị trường tài chính để kịp thời phát hiện các rủi ro phát sinh trên thị trường này.

Tập trung chiến lược cho phát triển các nhà đầu tư có tổ chức thông qua việc mở rộng quy mô và phát triển đa dạng các loại hình quỹ đầu tư. Chú trọng đẩy mạnh giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chứng khoán; phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong xác minh, điều tra, xử lý tội phạm trên thị trường chứng khoán. Tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế, phấn đấu được nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi theo cả MSCI và FTSE Rusell trước năm 2025.

Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro hệ thống (systemic risk) nhằm đảm bảo tính ổn định cho toàn thị trường.

Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường năng lực giám sát, quản lý, cưỡng chế và thực thi của cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế

Giải pháp của ông để hướng dòng vốn đi vào khu vực sản xuất, kinh doanh?

Trong bối cảnh hiện nay, chính sách hỗ trợ tín dụng bên cạnh tập trung vào các ngành sản xuất ưu tiên của nền kinh tế; nên hướng đến cả các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng do đại dịch nhưng có độ lan tỏa lớn, có tác động tích cực đến các ngành, các lĩnh vực khác để thúc đẩy sản xuất của cả thị trường.

Để chuyển hướng các dòng vốn tín dụng vào các khu vực sản xuất và nền kinh tế thực, cần kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng “nóng” ở các thị trường tài sản. Cụ thể, giảm bớt dòng vốn vào các thị trường tài sản, bên cạnh chính sách tài khóa như thuế tài sản để hạn chế dòng tiền đầu cơ vào thị trường bất động sản, vàng; chính sách lãi suất, tỷ lệ tài trợ cho khoản vay mua nhà đất cần có khác biệt giữa BĐS đầu tiên mà cá nhân, hộ gia đình sở hữu với BĐS thứ hai và thứ ba.

Ngoài ra, kiểm soát cung tiền vào thị trường BĐS và nắn dòng tiền của khu vực ngân hàng vào khu vực nền kinh tế thực, lĩnh vực lan tỏa như sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm bằng các biện pháp kiểm soát tín dụng vào BĐS có chọn lọc như giám sát việc tài trợ các dự án BĐS thuộc cổ đông lớn và người có liên quan đến cổ đông lớn của ngân hàng, giám sát các hình thức ủy thác, repo BĐS, tăng cường giám sát rủi ro tại các tổ chức tín dụng có dấu hiệu bất ổn liên quan đến đầu tư/kinh doanh BĐS.

Cần kiểm soát chặt chẽ cung tiền nhưng cần cho phép nới lỏng chỉ tiêu tín dụng ở các ngân hàng có chỉ tiêu an toàn cao. Chẳng hạn, đáp ứng được được các tiêu chí của Basel II và có tỷ lệ nợ xấu thấp để gia tăng các dòng vốn tín dụng có chất lượng đến nền kinh tế.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Kinh tế SG

Tin mới cập nhật

Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Ngày 28/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo FraudGuard CxO Roundtable 2024: Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML
Tổng cục Thuế quyết liệt đấu tranh chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế quyết liệt đấu tranh chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5255/TCT-TTKT chỉ đạo cơ quan thuế các cấp quyết liệt đấu tranh ngăn chặn, phòng, chống gian lận hóa đơn điện tử.
Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các ngân hàng thương mại rục rịch triển khai các chương trình khuyến mãi để “hút” kiều hối.
Đề xuất sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân: Sẽ điều chỉnh quy định liên quan hoạt động chứng khoán?

Đề xuất sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân: Sẽ điều chỉnh quy định liên quan hoạt động chứng khoán?

Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) trong đó có rà soát, điều chỉnh các quy định liên quan đến hoạt động chứng khoán.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế vừa có công văn 285/TCT-TVQT yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư cần nắm giữ các cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận tốt như bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông,...
Tổng cục Thuế làm việc với Shopee, Lazada, Tiki yêu cầu khai báo giao dịch trung thực, đầy đủ

Tổng cục Thuế làm việc với Shopee, Lazada, Tiki yêu cầu khai báo giao dịch trung thực, đầy đủ

Tổng cục Thuế vừa có những động thái mới nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Các ngân hàng đang đẩy mạnh dịch vụ cho vay trực tuyến, giờ đây nộp hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, người vay đều không cần tới phòng giao dịch.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.

Tin khác

Hoạt động ký quỹ tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong 9 năm

Hoạt động ký quỹ tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong 9 năm

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Trung Quốc vẫn đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Điều này đã thúc đẩy hoạt động ký quỹ lên mức cao nhất trong 9 năm.
Ngành Thuế triển khai các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm

Ngành Thuế triển khai các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành triển khai hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Trong những tháng cuối năm, cơ quan thuế các địa phương đang dồn lực thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo đúng quy trình quản lý nợ thuế.
Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế vừa thông tin làm rõ những băn khoăn về quy định tạm hoãn xuất cảnh của doanh nghiệp và người nộp thuế.
Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Số thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử kỳ vọng giúp tăng cường quản lý thuế và ngăn chặn gian lận nhưng thực tế tình trạng mua bán hóa đơn trái phép vẫn phức tạp.
Xem thêm

Đọc nhiều

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Theo dự báo vụ thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam có thể bị trễ một tháng, dẫn đến nguồn cung bị chậm lại, tạo cơ hội cho giá hồ tiêu tiếp tục tăng.
Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.
Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam hiện là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ và có sự bứt phá trong giai đoạn vừa qua.
Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư cần nắm giữ các cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận tốt như bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông,...
Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi và tiến lên mức 1.240-1.250 điểm trong các phiên tới.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế vừa có công văn 285/TCT-TVQT yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng thị trường đã kết thúc nhịp giảm điểm ngắn hạn và sẽ tích lũy trở lại để bước vào sóng tăng mới.
Phiên bản di động