Doanh nghiệp đối mặt với áp lực lãi suất gia tăng
Ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty cơ khí SKD Việt Nam cho biết, công ty hiện đang vay tại ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua, ngân hàng đã thông báo tăng lãi suất thêm 1%.
![]() |
"Chúng tôi đang chịu thêm áp lực từ việc tăng lãi suất cho vay bởi hiện nay ngoài giá xăng, vận chuyển đã giảm thì hầu hết các chi phí nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất đều tăng cao khiến chi phí sản xuất phải đội lên nhiều", ông Kết nói.
Một nhân viên Ngân hàng SEABank cho biết, hiện SEABank đang áp dụng mức lãi suất cho vay là 9,6%/năm, biên độ sau 1 năm là 3,49%.
Đây là mức của tháng 9, tới đây các ngân hàng sẽ đồng loạt tăng thêm khoảng 0,5 - 1,5% sau khi tăng lãi suất huy động.
Ghi nhận cho thấy, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường bằng VND tại quầy, lĩnh lãi cuối kỳ, tại các ngân hàng thương mại trong ngày đầu tháng 10/2022 bật tăng mạnh so với cùng kỳ tháng 9/2022, với mức tăng từ 0,1 - 1,3%, tùy kỳ hạn/tùy ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, thời gian qua, ngân hàng báo hết hạn mức tín dụng nên hạn chế cho vay. Điều này khiến cho doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao hơn mức bình thường. Đặc biệt, khi lãi suất huy động có xu hướng tăng, khiến cho các doanh nghiệp đang vay vốn sản xuất thêm áp lực.
Theo nhận định từ các chuyên gia, lãi suất còn có thể tiếp tục tăng, với mức tăng thêm 0,3 - 0,5% tùy kỳ hạn đối với lãi suất huy động.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ, tăng lãi suất điều hành sẽ giúp ổn định tỷ giá và làm giảm sức ép lên Ngân hàng Nhà nước trong việc phải can thiệp trên thị trường ngoại hối giúp tỷ giá duy trì ổn định.
Song, môi trường lãi suất tăng cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp nói chung có khả năng bị thu hẹp trong thời gian tới.
"Mặt bằng lãi suất huy động đi lên khó tránh lãi suất cho vay sẽ tăng, thậm chí, mặt bằng lãi suất cho vay có thể tăng khoảng 1 - 1,5% từ nay đến cuối năm 2022 để kiểm soát lạm phát", ông Thành nhận định.
Áp lực lên doanh nghiệp
Theo phân tích từ các chuyên gia, khi đồng USD tăng giá sẽ kéo theo giá trị của chi phí lãi vay lẫn giá trị nợ gốc của doanh nghiệp đều tăng lên khi quy ra VND. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp chịu áp lực kép khi vừa lãi suất tăng, và áp lực lỗ tỷ giá.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm cho hay, với việc Fed tăng lãi suất, vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tăng cao, khu vực doanh nghiệp sẽ tăng gánh nặng trả nợ vay nước ngoài.
Với thực tế hiện nay, ông Lâm cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, lĩnh vực chủ động nắm chắc tình hình, rà soát, kịp thời đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp.
Đối với một số ngành, lĩnh vực trong các tình huống đặc biệt cần đưa ra giải pháp đặc thù.
"Chính phủ cần nhanh chóng xem xét giảm mạnh một số loại thuế và phí để hỗ trợ doanh nghiệp, giúp giảm chi phí đầu vào", ông Lâm nói và cho rằng, vai trò điều hành giá cần được sát sao, linh động hơn trong thời gian tới.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Kết cũng cho rằng, để giúp doanh nghiệp, nhà nước cần tiếp tục các giải pháp hỗ trợ, giảm thuế phí, hoặc thúc đẩy gói hỗ trợ lãi suất 2%. Hiện doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tiếp cận các chính sách ưu đãi cho vay này.
Còn theo TS. Võ Trí Thành, triển khai gói hỗ trợ sẽ là công cụ để giảm bớt tác động tiêu cực của việc tăng lãi suất.
Tuy vậy, mặt bằng lãi suất cho vay ổn định có thể cũng chỉ áp dụng với các lĩnh vực ưu tiên. Với các lĩnh vực khác, đặc biệt lĩnh vực rủi ro, lãi suất cho vay tăng là khó tránh. Đây là điều doanh nghiệp và cả nền kinh tế phải chấp nhận trong bối cảnh lạm phát và lãi suất toàn cầu tăng chóng mặt.
Đồng quan điểm, đại diện Công ty DGroup cho biết, để tiếp cận nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn. Với những động thái của Fed, chi phí sẽ cao hơn để vay vốn. Bởi vậy, bản thân doanh nghiệp cần nâng cao việc sử dụng vốn linh hoạt mới giảm thiểu được rủi ro. Cùng đó đẩy mạnh về quản trị doanh nghiệp, tài chính...
Tin mới cập nhật

JICA hỗ trợ Việt Nam cải thiện thị trường chứng khoán

Doanh nghiệp kỳ vọng lãi vay trung dài hạn giảm về mức hấp dẫn hơn

Ngân hàng giảm mạnh lãi suất tiết kiệm về dưới 9%/năm, chỉ còn 1 ngân hàng 9,2%

Khơi thông thị trường vốn: Cần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và cùng nhau chia sẻ rủi ro

89.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp chậm thanh toán

2 năm giãn nợ trái phiếu sẽ làm gia tăng nợ xấu trong các ngân hàng

Mừng lãi suất, lo khó vay

Giảm lãi suất điều hành: Quyết định “đi trước, đón đầu” trong điều hành chính sách

Doanh nghiệp niêm yết khởi động lại kế hoạch tăng vốn

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%
Tin khác

Vì sao doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn ngân hàng?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường có thể gây "tổn thương" lớn?

Thế khó của người cầm trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước: Giảm 0,5%/năm với lãi suất cho vay ngắn hạn

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

Cẩn trọng để tránh mất tiền trong thẻ tín dụng khi mua hàng online

Chứng khoán: Dự báo tuần giao dịch biến động ảnh hưởng từ khối ngoại

NHNN thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xử lý khủng hoảng trái phiếu không chỉ mỗi việc gia hạn

Gỡ 'nút thắt' về vốn cho doanh nghiệp
Đọc nhiều

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc “Hào khí doanh nhân Việt Nam”

Hơn 16,6 triệu người Việt Nam đang nắm giữ tiền mã hóa

Cảnh báo giả mạo Tổng cục Thuế yêu cầu cập nhật Căn cước công dân
