Tương lai mờ mịt cho Evergrande: Tái cơ cấu hay sụp đổ hoàn toàn?
Country Garden sẽ bị xóa khỏi chỉ số Hang Seng Index vào ngày 4/9 Ngành điện mặt trời châu Âu lo ngại về biện pháp áp thuế nhập khẩu Chủ tịch PG Bank và loạt nhân sự cấp cao liên tiếp xin từ nhiệm |
Evergrande đứng trước nguy cơ thanh lý tài sản
Dù hy vọng vào một cuộc tái cấu trúc để đứng vững trở lại sau vụ vỡ nợ cách đây 2 năm, công ty bất động sản Trung Quốc, Evergrande đang đối mặt với những khó khăn trong kế hoạch tái cơ cấu nợ của mình. Sự xuất hiện của cảnh sát trong cuộc điều tra về nhà sáng lập và Chủ tịch của công ty, tỷ phú Hứa Gian Ấn, cùng việc bắt giữ nhiều nhân viên công ty con về tài chính của Evergrande đã đặt câu hỏi về kết cục của tập đoàn.
Vào thứ 5 tuần trước, thông báo đăng tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông cho biết ông Hứa Gian Ấn đang bị cảnh sát áp dụng "biện pháp bắt buộc" vì nghi vấn phạm tội. Evergrande không công bố ông Hứa đang bị cầm tù ở đâu và chi tiết về biện pháp cụ thể áp dụng. Trong hệ thống luật pháp của Trung Quốc, "biện pháp bắt buộc" có thể bao gồm tạm giữ hoặc bắt giữ chính thức.
![]() |
Tương lai mờ mịt cho Evergrande: Tái cơ cấu hay sụp đổ hoàn toàn? |
Việc điều tra ông Hứa đã làm tăng mức độ bất ổn đã có sẵn về tương lai của Evergrande. Công ty này đang cố gắng thực hiện một kế hoạch tái cơ cấu nợ quy mô lớn, dưới sự giám sát của Chính phủ Trung Quốc, dự kiến sẽ được thông qua trong vài tuần tới để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn.
Với nợ nhiều hơn 300 tỷ USD, lớn hơn bất kỳ công ty bất động sản nào trên thế giới và tiếp tục ghi nhận lỗ, Evergrande cảnh báo rằng kế hoạch tái cơ cấu nợ có thể không thành công, khi các nhà chức trách điều tra một chi nhánh lớn của công ty tại Trung Quốc đại lục. Sau đó, một loạt cuộc họp giữa Evergrande và các chủ nợ đã bị hoãn lại.
Evergrande có thể tiếp tục theo đuổi kết cục tương tự HNA và Anbang?
Theo nhà nghiên cứu George Magnus tại Trung tâm Trung Quốc, Đại học Oxford, Evergrande có thể có kết cục tương tự như các công ty lớn khác đã đổ vỡ ở Trung Quốc, như HNA Group và Anbang. Cách đây 10 năm, HNA và Anbang là hai trong số các tập đoàn tư nhân lớn nhất của Trung Quốc, nhưng chủ tịch của cả hai công ty đã bị bắt giữ và công ty của họ đã bị tiếp quản và thanh lý bởi Chính phủ Trung Quốc.
Ông Magnus chia sẻ rằng: Tôi đoán Evergrande cũng sẽ đi đến kết cục như vậy, nhưng có thể bị mua lại hoặc chia thành các công ty nhỏ hơn. Khả năng cao là Evergrande sẽ bị tiếp quản, rồi bị thanh lý tài sản hoặc được vận hành bởi sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp bất động sản quốc doanh và ngân hàng.
Nếu kế hoạch tái cơ cấu nợ thất bại và Evergrande không thể đạt được thoả thuận mới với chủ nợ, công ty có thể phải thanh lý. Một trong số chủ nợ của Evergrande đã đệ đơn kiện tại Hồng Kông để buộc công ty phải thanh lý tài sản. Nhiều chủ nợ khác được cho là sẽ tham gia vào vụ kiện nếu Evergrande không nhanh chóng đưa ra một kế hoạch mới.
Ảnh hưởng của việc Evergrande phải thanh lý tài sản sẽ lan tỏa rất rộng rãi. Công ty có hơn 100.000 nhân viên vào cuối năm 2022 và gần 800 dự án bất động sản chưa hoàn thiện, với khoảng 700.000 căn hộ trải rộng trên 200 thành phố Trung Quốc. Trong vòng 2 năm qua, nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng của Evergrande đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình để đòi nợ lương, hoàn tiền thua lỗ đầu tư hoặc bồi thường cho người mua căn nhà chưa hoàn thiện.
Chính Phủ Trung Quốc có thể sẵn sàng để Evergrande sụp đổ, nhưng ảnh hưởng đối với các gia đình và niềm tin trên thị trường bất động sản có thể sẽ quá lớn. Các chuyên gia cho rằng chính quyền có thể triển khai các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng đối với người mua nhà và nhà đầu tư.
Chính vì vậy, tương lai của Evergrande đang trở nên mịt mờ hơn bao giờ hết. Kế hoạch tái cơ cấu nợ gần như chắc chắn sẽ thất bại nếu công ty không thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu mới. Câu hỏi lớn là liệu Chính phủ Trung Quốc sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng này và liệu Evergrande có thể tránh được một cuộc sụp đổ hoàn toàn hay không? Thêm vào đó liệu những chuyển biến tiếp theo sẽ có tác động đến toàn cầu và cả nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?
Tin mới cập nhật

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam

Gánh khối nợ khổng lồ, xăng dầu Giang Nam cầm cố loạt xe sang biển “lộc phát”

Mạng lưới đại gia 'họ Phạm' thâu tóm thị trường địa ốc Quảng Bình

Viện thẩm mỹ La Ratio ra mắt dịch vụ nha khoa chuẩn quốc tế
Tin khác

Vingin lan tỏa thông điệp bảo vệ rừng và môi trường trong canh tác sâm Ngọc Linh K5

Vietnam Airlines khai thác “siêu máy bay thân rộng” Boeing 787 chặng Hà Nội – Singapore

Một đại gia nuôi heo tham vọng lãi gấp 10 lần, phát hành thêm trăm triệu cổ phiếu

Lỗ vượt vốn, số nợ vay nghìn tỷ của Đại Đồng Tiến liệu có đáng lo?

Doanh nghiệp tuần qua: Novaland chuẩn bị tiến hành cuộc họp quan trọng nhất 2024

Thị trường địa ốc TP. Hồ Chí Minh "rã băng", kinh doanh bất động sản quý I tăng gần 16%

Doanh nghiệp tuần qua: DIG dự định tung 410 triệu cổ phiếu mới ra thị trường

Doanh nghiệp tuần qua: VinFast đặt mục tiêu hòa vốn 2025, cổ phiếu FLC nhen nhóm trở lại sàn

Một thành phố trực thuộc TW đẩy mạnh phát triển KCN, kỳ vọng "hút" 2,5 tỷ USD FDI từ các "đại bàng"

Doanh nghiệp tuần qua: GSM của Vingroup tròn 1 tuổi, "tuyên chiến" với Grab, Gojek...
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
