Từ 2025, ngành gỗ và cà phê sẽ chịu tác động bởi quy định mới của EU

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nhập khẩu bán trên thị trường châu Âu theo quy định mới của EU.
Xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Doanh nghiệp lưu ý các quy định mới Châu Âu ra quy định mới về dư lượng hóa chất trong nông sản, thực phẩm

Để cụ thể hóa các cam kết “ngăn chặn và đảo ngược” tình trạng mất rừng và suy thoái đất, châu Âu đã thông qua các dự luật nhằm cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng. Theo đó, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu sẽ phải truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nhập khẩu bán trên thị trường châu Âu có sản xuất tại các khu vực bị mất rừng hay không.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được trì hoãn thêm 6 tháng

Trước đó, ngày 19/4, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua luật mới cấm nhập khẩu các hàng hóa bị cho là liên quan hoạt động phá rừng, nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Theo đó, Luật mới sẽ được áp dụng với các sản phẩm cà phê, ca cao, đậu nành, gỗ xẻ, dầu cọ, thịt gia súc, giấy in và cao su, và các sản phẩm phái sinh, từ các nước trên thế giới. Các sản phẩm thuộc nhóm này nếu liên quan tới hành động phá rừng đều sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm như vậy tới châu Âu sẽ phải cung cấp chứng nhận sản phẩm.

Cụ thể, các doanh nghiệp được yêu cầu cung cấp kết quả thẩm định chuyên sâu và thông tin có thể kiểm chứng về việc sản phẩm của họ không được trồng hoặc chăm sóc trên những vùng đất trống có được do phá rừng sau năm 2020. Nhà chức trách EU sẽ thực hiện các quy trình kiểm tra tùy theo xếp hạng mức độ nguy cơ vi phạm của quốc gia xuất khẩu. Các doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt nặng, có thể chịu mức phạt lên tới 4% doanh thu thường niên tại một nước thành viên EU. Tuy nhiên, dù đã được thông qua nhưng đạo luật mới của EP vẫn cần nhận được sự đồng thuận từ các quốc gia EU trước khi chính thức có hiệu lực. Sau khi EU chấp thuận, các doanh nghiệp sẽ có thời hạn từ 18 đến 24 tháng để thực hiện các quy định.

Chia sẻ các thông tin mới nhất từ EU về các bước chuẩn bị thực hiện quy định hàng hóa không gây mất rừng của EU, ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất, phụ trách Chính sách về Khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội - Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, Luật mới được đưa ra nhằm loại bỏ những yếu tố khuyến khích phá rừng trong các chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm tiêu dùng hàng ngày tại châu Âu. Theo kế hoạch, vào khoảng tháng 12/2024 hoặc tháng 1/2025 dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng sẽ có hiệu lực. Riêng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được trì hoãn thêm 6 tháng sau thời hạn này.

Ảnh: Nguyễn Thanh
Trong thời gian tới, EU sẽ ban hành một số hướng dẫn, nhưng các quốc gia cũng phải chuẩn bị để kiểm soát trong chuỗi cung ứng của mình. Ảnh: Nguyễn Thanh
Định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị

Cũng theo ông Rui Ludovino, ngành gỗ và cà phê sẽ bị tác động lớn bởi quy định của EU. Tuy nhiên, việc Việt Nam đang thực hiện Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU nhằm tạo khung pháp lý cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu và EU (Hiệp định VPA/FLEGT), trong đó có quy định về pháp lý, về phát triển bền vững ngành gỗ sẽ là điểm mạnh của Việt Nam, cho phép Việt Nam có quy trình quản trị về rừng. Đây là cơ sở quan trọng của ngành gỗ Việt Nam mà các ngành khác có thể noi theo như: cao su, cà phê…

“Trong thời gian tới, EU sẽ ban hành một số hướng dẫn, nhưng các quốc gia cũng phải chuẩn bị để kiểm soát trong chuỗi cung ứng của mình. Việt Nam là quốc gia không có nguy cơ quá cao về mất rừng nhờ các chính sách bảo vệ rừng. Nhưng Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong chuỗi cung ứng để sản phẩm nông sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường EU”, ông Rui Ludovino nhấn mạnh.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, canh tác nông nghiệp được nhận định là một trong những ngành sử dụng đất ở quy mô lớn. Việc mở rộng diện tích đất nhằm phát triển nông nghiệp hiện nay trên trên thế giới là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng, thu hẹp diện tích đất rừng. Trong bối cảnh đó, trên 140 quốc gia chiếm 90% diện tích rừng toàn cầu cũng là các bên ký kết Tuyên bố Glasgow về sử dụng đất và rừng, cam kết “ngăn chặn và đảo ngược” tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030. Đồng thời, mang lại sự phát triển bền vững và thúc đẩy quá trình chuyển đổi nông thôn bao trùm.

“Việc sản xuất và thương mại hàng hóa nông sản cần phải được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị. Theo đó, không mở rộng diện tích nhưng tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cũng như tăng cường sinh kế cho cộng đồng. Đồng thời, tăng cường trao đổi, thảo luận và học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác quốc tế về các thực hành tốt để xây dựng lộ trình phát triển các ngành hàng nông sản của Việt Nam theo hướng bền vững, không gây mất rừng trong thời gian tới”, ông Bảo nhấn mạnh.

Theo Báo Hải quan

Tin mới cập nhật

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng lớn nhất là những nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…
10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

10 tháng, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 88,25 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 16,9 tỷ USD).
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt đã mang về cho nước ta hơn 23 triệu USD với sản lượng đạt 9.709 tấn, tăng 6,5% về lượng và tăng mạnh 32,1% về kim ngạch.
Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Dù xuất khẩu chè tăng trưởng 2 con số, tuy nhiên, người làm chè mới tập trung vào sản xuất khiến giá chè xuất khẩu còn thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.

Tin khác

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Các thị trường xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2024 cơ bản có sự phục hồi tốt, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 985,77 triệu đô la Mỹ, tăng 6,11% so với cùng kỳ.
Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua.
9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã thu về hơn 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

Trong số 3 nhà mua lớn nhất cà phê Việt, EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

10 tháng, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt gần 2,1 triệu tấn với kim ngạch 948,7 triệu USD, giảm về khối lượng và kim ngạch so cùng kỳ.
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia vào Việt Nam 9 tháng năm 2024 đạt trên 6,82 tỷ USD, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Anh về Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 594,03 triệu USD, tăng 0,9%.
Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ 2023, đây là tín hiệu khởi sắc của ngành thủy sản.
Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam đã nhập khẩu nhóm hàng phế liệu sắt thép có xuất xứ từ Nhật Bản trên 713 triệu USD, tương đương 1,81 triệu tấn trong 9 tháng năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động