Trứng nhiều dinh dưỡng nhưng nên ăn như thế nào cho phù hợp?
Ăn trứng luộc thường xuyên có giảm cân không? Loại rau nào bán đầy chợ có thể phòng ngừa 4 loại ung thư? Những quy tắc "vàng" khi ăn chay mùa Vu Lan |
Thành phần dinh dưỡng của trứng
Trứng là một nguồn protein, vitamin và khoáng chất phong phú cho cơ thể. Trong 100g trứng, có 84,5% giá trị dinh dưỡng của sữa, 76% của cá và 74% của thịt bò. Lòng đỏ trứng chứa nhiều dưỡng chất hơn lòng trắng, bao gồm lecithin – một loại chất béo có lợi cho não bộ và hạ Cholesterol. Lòng đỏ cũng giàu các vitamin nhóm B, A, D, K và các khoáng chất như kẽm, đồng, mangan, iod… Trứng là một loại thực phẩm cân bằng dinh dưỡng, thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Trứng là một nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất phong phú cho cơ thể. Ảnh: Tiki |
Công dụng của trứng
Trứng có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Một số lợi ích và dinh dưỡng của trứng đối với cơ thể người dùng.
Cung cấp protein: Trứng cung cấp một nguồn protein quý giá cho cơ thể, bởi nó chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của con người. Trứng giúp trẻ em cao lớn, khỏe mạnh và nâng cao thể chất. Trứng cũng hỗ trợ xây dựng cơ bắp và năng lượng cho người lớn.
Tăng cường hệ miễn dịch: Trứng rất giàu protein, cung cấp calo và năng lượng cho cơ thể. Ăn trứng vào buổi sáng sẽ giúp bạn duy trì sự tập trung và năng động trong một ngày dài. Trứng cũng bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống bệnh tật.
Cung cấp choline: Trứng là một nguồn choline tuyệt vời cho cơ thể, choline là một chất cần thiết cho sự hoạt động của tế bào, não và hệ thần kinh. Choline giúp vận chuyển các dưỡng chất khắp cơ thể, bảo vệ não bộ của thai nhi khỏi các dị tật và giúp phát triển trí tuệ. Trứng cũng có lợi cho trí nhớ, làn da và hệ tiêu hóa.
Chứa chất chống oxy hóa có lợi cho sức khoẻ của mắt: Lutein và Zeaxanthin là hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại quá trình lão hoá của mắt. các nghiên cứu cho thấy, việc cung cấp đủ lượng chất này sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ thoái hoá điểm vàng và thoái hoá điểm vàng.
Trong khi đó, lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng lớn chất Lutein và Zeaxanthin. Do đó, theo nghiên cứu, chỉ cần ăn ⅓ lòng đỏ trứng gà mỗi ngày trong khoảng 4,5 tuần có thể giúp tăng nồng độ Zeaxanthin trong máu từ 114 - 142% và Lutein là từ 28 - 50%. Ngoài ra, trứng cũng là thực phẩm giàu vitamin A, rất tốt cho thị lực.
Omega-3: Thành phần dinh dưỡng omega-3 có trong trứng gà, có tác dụng là giảm nồng độ triglyceride trong máu. Triglyceride là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo nghiên cứu, chỉ cần tiêu thụ 5 quả trứng gà mỗi tuần trong 3 tuần liên tiếp sẽ giúp giảm từ 16 - 18% triglyceride.
Ăn nhiều trứng có tốt không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tuỳ thuộc vào cách chế biến trứng mà tỷ lệ hấp thu cũng như tiêu hoá các chất dinh dưỡng có trong trứng có thể là khác nhau. Trong trường hợp ăn trứng sống thì tỷ lệ hấp thụ trứng của cơ thể chỉ chiếm khoảng 40%. Trong khi đó, ăn trứng luộc có tỷ lệ hấp thu là 100%, trứng rán lòng đào là 98,5%, trứng rán chín già là khoảng 81%, trứng ốp la đạt 85% và trứng chưng là 87,5%.
Do vậy, bạn nên ăn trứng luộc để đảm bảo cơ thể hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết như lipid, protein, vitamin và khoáng chất. Các nhà dinh dưỡng cũng khuyến nghị rằng, khi chế biến chứng thì nên tăng sử dụng lòng trắng trứng và hạn chế ăn lòng đỏ. Bởi điều này rất có lợi cho sức khỏe.
Tuy trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng nhưng khi ăn trứng nhiều cũng không tốt vì sẽ gây tăng cholesterol trong máu, ảnh hưởng đến tim mạch. Theo các chuyên gia, một người trưởng thành không nên ăn quá 2 lòng đỏ trong 1 ngày, quá 3 lòng đỏ trong 1 tuần. Nên chọn trứng gà thay vì trứng vịt bởi lượng cholesterol trong trứng gà thấp hơn.
Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi nên ăn từ 0,5 đến 1 quả trứng mỗi bữa, không quá 4 quả mỗi tuần. Trẻ em trên 2 tuổi có thể ăn tối đa 6 quả mỗi tuần nhưng nên giới hạn dưới 5 quả.
Những lưu ý khi sử dụng trứng Trứng cần được bảo quản trong tủ lạnh để bảo tồn được giá trị dinh dưỡng. Khi đã bảo quản trứng trong tủ lạnh, không được để trứng quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Để khai thác tối đa lợi ích từ thực phẩm này, bạn không nên ăn trứng cùng các thực phẩm khác như: Nước trà, đậu nành, óc lợn, thịt thỏ, quả hồng, tỏi… Nếu ăn trứng gà chung với các thực phẩm này có thể gây khó tiêu, làm giảm giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm. Trứng sống hoặc lòng đào có thể mang mầm bệnh Salmonella, gây ngộ độc thực phẩm. Trứng cũng có thể gây dị ứng ở một số người, nhất là trẻ em. Để an toàn, nên luộc hoặc chiên trứng cho chín kỹ, không để trứng sống hoặc lòng đào. Không nên kết hợp trứng với tỏi, uống trà sau khi ăn trứng hoặc dùng thuốc kháng viêm khi ăn trứng vì sẽ gây khó tiêu hoặc tổn thương dạ dày. Nếu có dấu hiệu dị ứng như ngứa, phát ban, khó thở hay buồn nôn khi ăn trứng, nên ngừng ngay và đi khám bác sĩ. |