Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng trưởng
Infographic | Thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Nhiều cơ hội rộng mở Rộng cửa cho hàng Việt thâm nhập thị trường Hàn Quốc Nhiều điểm sáng trong quan hệ xúc tiến thương mại Việt Nam - Thuỵ Điển |
Thị trường Ấn Độ nhiều tiềm năng
Hiện nay, Ấn Độ là một trong bảy Đối tác Chiến lược toàn diện của Việt Nam. Mối quan hệ truyền thống, hữu nghị được xây dựng qua nhiều năm cũng như những thành tựu quan trọng đã đạt được trong thời gian qua chính là cơ sở để hai quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác, đặc biệt là quan hệ thương mại.
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt gần 8,67 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 5,37 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong cơ cấu xuất khẩu, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu với kim ngạch đạt 1,15 tỷ USD, tăng mạnh 102%, chiếm 21,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ hai với kim ngạch 945 triệu USD, chiếm 17,5% tỷ trọng. Tiếp theo là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với kim ngạch đạt 507 triệu USD, chiếm 9,4% tỷ trọng.
Quế là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ. Ảnh: Bộ Công Thương |
Đáng chú ý, một số nhóm ngành xuất khẩu khác của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 cũng có mức tăng trưởng rất mạnh, điển hình như hạt tiêu tăng 87,5% (đạt 38,5 triệu USD).
Đặc biệt, nắm bắt nhu cầu nhập khẩu gia vị và hương liệu của thế giới đang có xu hướng tăng lên trong khi một số nguồn cung giảm lượng xuất khẩu do những bất cập gây ra từ đại dịch Covid-10. Đây là tín hiệu tốt để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành gia vị và hương liệu Việt Nam - Ấn Độ.
Theo ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hạt tiêu và nhiều loại gia vị khác của Việt Nam như quế, hồi... được người tiêu dùng Ấn Độ rất ưa chuộng sử dụng. Một số doanh nghiệp Việt Nam ngày nay đang phát triển thêm những sản phẩm gia vị phối trộn kết hợp từ nhiều loại gia vị khác nhau để cho ra những loại gia vị mới với hương vị đặc trưng, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người Ấn Độ.
Mặc dù vậy, theo ông Lê Hoàng Tài, chính sách bảo hộ thị trường của Ấn Độ gây không ít khó khăn cho nhiều mặt hàng, sản phẩm của Việt Nam.
Rào cản từ chính sách bảo hộ thị trường
Thông tin về loạt chính sách mới giúp hàng hoá Việt rộng cửa vào thị trường khó tính này, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, với mục đích thúc đẩy phát triển toàn diện, này 15/8/2024, phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Độc lập của Ấn Độ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển từ "Bộ luật dân sự cộng đồng" hiện tại sang một "Bộ luật dân sự" thống nhất, nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử và bảo vệ quyền lợi của tất cả công dân.
Thủ tướng N.Modi cũng tái khẳng định cam kết tổ chức bầu cử đồng thời Hạ viện và Hội đồng bang. Bài phát biểu của Thủ tướng Modi đã vạch ra các định hướng chiến lược quan trọng về pháp luật, chính trị và quan hệ ngoại giao, thể hiện cam kết của ông đối với sự phát triển toàn diện của Ấn Độ trong nhiệm kỳ mới.
Đặc biệt, Ấn Độ bắt đầu xây dựng cảng nước sâu Vadhavan trị giá 762,2 tỷ rupee tại bang Gujarat. Cảng này được định vị là một cảng trung chuyển ở Biển Ả Rập, phục vụ chiến lược cho hoạt động vận tải container đến vùng Vịnh, châu Âu và các quốc gia châu Phi, là một phần của Hành lang Kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu (IMEC), đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại giữa Ấn Độ với Trung Á và Nga thông qua Hành lang vận tải quốc tế Bắc - Nam (INSTC)".
Đáng chú ý, Ấn Độ cho phép xuất khẩu 200.000 tấn gạo non-basmati sang Malaysia. Quyết định này được đưa ra theo đề nghị của Malaysia nằm trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia Dato' Seri Anwar bin Ibrahim đến Ấn Độ. Mặc dù cấm xuất khẩu gạo nhưng Ấn Độ vẫn cấp phép xuất khẩu đối với trường hợp đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực hoặc xem xét yêu cầu của chính phủ một số nước.
Trong một động thái có khả năng làm rung chuyển ngành thép Việt Nam, đó là, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam. Cuộc điều tra được khởi xướng theo yêu cầu của hai công ty thép lớn của Ấn Độ là JSW Steel Limited và ArcelorMittal Nippon Steel India Limited. Họ cáo buộc rằng thép cuộn cán nóng từ Việt Nam được bán phá giá vào Ấn Độ, gây thiệt hại cho ngành thép trong nước.
Cũng theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, còn nhiều tiềm năng, dư địa để đưa hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ phát triển đột phá trong thời gian tới, đặc biệt trong các xu thế, lĩnh vực phát triển mới như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, công nghiệp phần mềm, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Theo đó, vị đại diện này đã đưa ra hai khuyến nghị giúp doanh nghiệp, đơn vị và Hiệp hội Việt thúc đẩy các hoạt động giao thương với Ấn Độ hiệu quả.
Thứ nhất, Thương vụ đề nghị Cục Xúc tiến thương mại trao đổi các hiệp hội ngành hàng cung cấp thông tin bằng tiếng anh về các ngành hàng và số liệu sản xuất, xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2024 đối với các ngành hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam: Thủy sản, dệt may, nông sản, cà phê, hạt tiêu, gỗ, giày dép…
Thứ hai, tiếp tục đề nghị Cục Xúc tiến thương mại cung cấp sớm danh sách các Hội chợ xúc tiến thương mại được tổ chức tại Việt Nam để Thương vụ có thể chủ động mời các Đoàn doanh nghiệp Ấn Độ đăng ký tham dự đảm bảo hiệu quả, thực chất.
Ngày 3/9/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố trước Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc: "Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ" và "quan hệ song phương giữa hai nước dựa trên sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và hội tụ những quan điểm về các vấn đề khác nhau trong khu vực và toàn cầu". Việc đặt Việt Nam ở vị trí quan trọng, là "trọng tâm", "cầu nối" trong chính sách "Hành động hướng Đông" những năm qua đã góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng phát triển lên tầm cao mới. |