Thủ tướng thăm VSIP Quảng Ngãi và nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên, giao nhiệm vụ cho cán bộ, công nhân Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) |
Trong chương trình dự lễ khởi công 12 dự án thành phần xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2 và thăm, làm việc tại Quảng Ngãi, trưa 1/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thămKhu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, thuộc Khu kinh tế Dung Quất và thăm Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Dự án VSIP Quảng Ngãi có tổng diện tích 1.700ha được quy hoạch gồm 1.200ha đất công nghiệp nằm trong Khu kinh tế Dung Quất và 500ha đất đô thị và dịch vụ gần trung tâm thành phố Quảng Ngãi.
Đến nay, Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi đã thu hút được 32 nhà đầu tư, trong đó có 27 doanh nghiệp FDI đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Hong Kong, Đài Loan...; với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD USD; thu hút, tạo việc làm cho gần 30.000 lao động.
Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và chủ đầu tư trong việc xây dựng Khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, qua đó, tạo nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, tăng thu ngân sách, thúc đẩy các dịch vụ liên quan, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
Đặc biệt, từ phát triển khu công nghiệp này, Quảng Ngãi có thêm kinh nghiệm để mở rộng, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp khác.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan xem xét, bổ sung quy hoạch, cho pháp tỉnh Quảng Ngãi xây dựng thêm Khu công nghiệp VSIP 2; yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi nâng cao hiệu quả hoạt động Khu công nghiệp, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, nhất là ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; tuân thủ pháp luật; đảm bảo vệ sinh môi trường; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội...
Thủ tướng Chính phủ cũng thăm, làm việc tại Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn, Quảng Ngãi (BSR).
Theo lãnh đạo Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, nhà máy có tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ USD, công suất khoảng 6,5 triệu tấn/năm, đi vào hoạt động từ năm 2010. Từ năm 2021 trở lại đây, hoạt động kinh doanh của BSR liên tục lập kỷ lục, lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt gần 6.700 tỷ đồng.
Năm 2022, BSR sản xuất khoảng 7 triệu tấn sản phẩm các loại, cung cấp ổn định trên 30% nguồn cung xăng dầu trong nước; doanh thu ước đạt 167.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 18.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 13.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.500 lao động.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang đề xuất dự án nâng cấp và mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD, song gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, trong đó có quy định về giá xăng dầu tại Nghị định 95 năm 2021.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng đề xuất Đề án Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Dung Quất.
Thủ tướng ghi nhận, biểu dương kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, nhất là trong thời gian gần đây, góp phần cả nước chủ động nguồn xăng dầu, ổn định thị trường xăng dầu; cũng như góp phần vào thành tựu chung phát triển kinh tế-xã hội của cả nước...
Đặc biệt, Thủ tướng vui mừng khi được biết, toàn bộ Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn chủ yếu do người Việt Nam vận hành; mỗi ngày nhà máy hoạt động là mỗi ngày công ty có lãi.
Trên cơ sở hoạt động của Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn cho thấy có thể đầu tư, mở rộng nhà máy, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tập trung, chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan xem xét tháo gỡ những vướng mắc, khẩn trương lập dự án, triển khai mở rộng Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2025, đầu năm 2026.
Trước mắt các bộ, ngành, địa phương, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chủ trì triển khai xây dựng đề án, tiến hành các công việc tiếp theo theo quy trình, quy định, đúng pháp luật, song phải khẩn trương, nhanh chóng, với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn... để cùng với các nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), chúng ta chủ động nguồn xăng dầu cả ở 3 miền Bắc-Trung-Nam./.
Tin mới cập nhật

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3
Tin khác

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
