Thông điệp xuyên suốt của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công du châu Âu
![]() | Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - EU |
Theo Đại sứ Việt Nam tại Bỉ kiêm nhiệm Luxembourg Nguyễn Văn Thảo, chuyến thăm đa phương kết hợp song phương của Thủ tướng Phạm Minh Chính lần này có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với khu vực ASEAN, châu Âu, Việt Nam và các nước. Chuyến đi cũng thể hiện tinh thần chủ động, tích cực và đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN cũng như đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh khu vực và thế giới đang đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, thách thức khó lường như hiện nay. Chuyến công tác góp phần tăng cường, củng cố quan hệ giữa Việt Nam với Luxembourg, Hà Lan và Bỉ trong bối cảnh năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và 3 nước.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Bỉ |
Thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Trong chuyến công du thứ hai đến châu Âu kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính chọn Luxembourg là điểm dừng chân đầu tiên. Thông điệp được Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel thống nhất trong hội đàm là cùng tạo cơ chế hợp tác mới phù hợp với tiềm năng, nhu cầu phát triển của hai nước, đồng thời thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược về tài chính xanh.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Luxembourg hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính quốc tế ở TP.Hồ Chí Minh. Thủ tướng cũng đề nghị Chính phủ Luxembourg tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Luxembourg và EU.
Thăm và làm việc tại Sở Giao dịch chứng khoán Luxembourg - nơi đầu tiên trên thế giới có sàn giao dịch dành riêng cho chứng khoán xanh và đang niêm yết một nửa trái phiếu xanh trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn hợp tác với Luxembourg để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên trở thành thị trường mới nổi. Thủ tướng cũng đề nghị Luxembourg hỗ trợ Việt Nam phát triển thị trường chứng khoán công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Luxembourg, Thủ tướng mong muốn Luxembourg là thị trường cầu nối vào châu Âu, còn Việt Nam sẽ là cầu nối cho Luxembourg vào thị trường ASEAN.
Tại Hà Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Mark Rutte, hai Thủ tướng đã trao đổi toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước, quan hệ song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Trong đó, nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), cùng thúc đẩy để hai nước trở thành các trung tâm trung chuyển hàng hoá ở hai khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như cảng biển, công nghệ đóng tàu, kết nối về logistics, hạ tầng chiến lược; đề nghị Hà Lan ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam xây dựng cảng biển, cảng hàng không và trung tâm đổi mới sáng tạo theo mô hình trung tâm Brainport…
Cũng trong dịp này, hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Tuyên bố chung giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Vương quốc Hà Lan về hợp tác giảm phát thải trong sản xuất và tiêu dùng; lễ ký Kế hoạch hành động chung về quản lý tài nguyên nước giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Hạ tầng và Tài nguyên nước Hà Lan.
Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Cung điện Egmont (Vương quốc Bỉ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Alexander De Croo đã tiến hành hội đàm. Về hợp tác kinh tế - thương mại, hai Thủ tướng khuyến khích các cơ quan và doanh nghiệp hai nước tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bỉ sớm hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA); khuyến khích các doanh nghiệp Bỉ đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh như chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, hệ thống hậu cần, cảng biển, hạ tầng chiến lược; ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam.
Về phần mình, Thủ tướng Alexander De Croo khẳng định Hiệp định EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai bên; chia sẻ sự quan tâm và sẽ thúc đẩy sớm thông qua Hiệp định EVIPA; đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong chuyển đổi nghề cá bền vững, sẽ chuyển đề nghị đến EC để xem xét gỡ "thẻ vàng" cho Việt Nam.
Những thông điệp quan trọng
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 thông điệp quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN-EU - Ảnh: VGP |
Trong 5 thông điệp truyền đến Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN-EU hôm 13/12, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nêu rõ: Thứ nhất, kêu gọi tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa các nước.
Trong thông điệp thứ hai, Thủ tướng tập trung phân tích về vấn đề biến đổi khí hậu. Trả lời câu hỏi "doanh nghiệp phải làm gì và nhà nước phải làm gì", Thủ tướng cho rằng doanh nghiệp phải có nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh, quản lý xanh, nhân lực xanh. Nhà nước phải thiết lập thể chế phù hợp, hướng tới phát triển kinh tế xanh, bền vững. Các nước phát triển phải giúp đỡ các nước đang phát triển về tài chính, nhân lực, công nghệ, quản trị và thể chế, bảo đảm công bằng, công lý với các nước nghèo, các nước đang phát triển nhưng phải gánh vác trách nhiệm như các nước phát triển trong ứng phó biến đổi khí hậu.
Thứ ba, Thủ tướng cho rằng quan hệ thương mại giữa EU và ASEAN ngày càng phát triển toàn diện về quy mô, phạm vi và tính chất nên các nước phải hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý, tạo nền tảng, điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tiếp tục phát huy năng lực, sáng tạo, trách nhiệm, kết nối mạnh mẽ hơn, phát huy các thành quả đã đạt được. Các nhà nước phải tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình này với việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do, hiệp định bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế 2 lần, thông quan hàng hóa nhanh chóng. Thủ tướng lấy ví dụ Việt Nam và EU đã thực thi Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và các nước EU đang tiếp tục thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).
Thứ tư, Thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp phải tập trung vào một số lĩnh vực: Kinh tế số; kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu; an ninh lương thực; an ninh năng lượng; an ninh mạng.
Thứ năm, Thủ tướng khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
![]() |
Các nhà lãnh đạo ASEAN, EU chụp ảnh chung |
Trong khuôn khổ chuyến đi này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Lãnh đạo ASEAN và EU dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU tại Brussels, Vương quốc Bỉ. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định những thành quả hợp tác đã tạo nền tảng, và đang tiếp thêm xung lực phát triển quan hệ; hai bên cần kiên trì với mục tiêu, đổi mới tư duy, hành động kiên quyết, thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược phát triển cân bằng, bình đẳng, hài hoà lợi ích, chia sẻ rủi ro.
Đồng thời, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn đồng hành với doanh nghiệp EU đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời cũng đề nghị EU khẩn trương gỡ bỏ "thẻ vàng" với thuỷ sản Việt Nam và sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam-EU.
Nhấn mạnh cách tiếp cận toàn cầu ứng phó các thách thức toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ nhắc lại cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững. Thủ tướng đề nghị EU hỗ trợ tối đa về tài chính và công nghệ trong khuôn khổ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng; trông đợi EU chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, công nghệ mới xanh, sạch và rẻ, và tham gia sâu rộng hợp tác đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…, hợp tác với ASEAN phát triển tiểu vùng và Mekong.
Tin mới cập nhật

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?
Tin khác

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Việt Nam và EU có cam kết gì về thuế quan đối với rau quả trong Hiệp định EVFTA?
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
