Thị trường hồ tiêu Việt: Cung - cầu trái chiều, giá 'vàng đen' khó dự đoán
Infographic | Hồ tiêu được dự báo sớm trở lại nhóm hàng tỷ đô Xuất khẩu vượt mốc nhưng giá giảm, Trung Quốc "ngó lơ" hồ tiêu Việt Nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, giá hồ tiêu sẽ kéo dài chuỗi tăng? |
Cụ thể, giá hồ tiêu trong nước đang có những diễn biến khó lường và phức tạp. Mặc dù nhiều chuyên gia dự báo về một đợt tăng giá mạnh mẽ do nguồn cung khan hiếm, tuy nhiên thực tế lại cho thấy sự tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng.
Theo VPSA, nhu cầu từ thị trường Trung Quốc giảm đã khiến giá hồ tiêu trong nước không như kỳ vọng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tin rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ sớm được thị trường phản ánh rõ nét hơn, đặc biệt là khi đến gần vụ thu hoạch mới.
Giá hồ tiêu trong nước đang có những diễn biến phức tạp |
Tính đến cuối tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu 167.911 tấn hồ tiêu trong tổng số 170.000 tấn sản lượng thu hoạch của cả năm 2024. Tồn kho vụ 2023 chuyển sang cộng với lượng nhập khẩu năm 2024 vào khoảng 40.000 - 45.000 tấn (kể cả nhập khẩu tiểu ngạch) cho thấy nguồn hàng xuất khẩu từ tháng 8 cho tới cuối năm sẽ thấp hơn mọi năm và cho đến tháng 3/2025 khi vụ mùa 2025 dự kiến sẽ thu hoạch. VPSA cho rằng giá hồ tiêu sẽ tiếp tục biến động mạnh, thậm chí có những đợt tăng giảm đột ngột như đã xảy ra vào tháng 6.
Còn theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngành hồ tiêu Việt Nam sẽ được hưởng về giá trong thời gian tới do nguồn cung khan hiếm. Điều này cũng có thể mở ra cơ hội để Việt Nam gia tăng thị phần, củng cố vị thế hơn nữa tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk – Simexco, cho biết nông dân đang có xu hướng giữ hàng để chờ giá cao hơn. Điều này khiến cho việc dự báo giá trở nên khó khăn hơn, áp lực của doanh nghiệp hiện nay cũng rất lớn.
“Giá xuất khẩu trung bình của doanh nghiệp thấp hơn so với giá thu mua từ thị trường trong nước. Tuy nhiên, nông dân lúc nào cũng nghĩ doanh nghiệp lãi lớn. Thực tế, với bối cảnh thị trường biến động mạnh hiện tại, doanh nghiệp nào cũng phải cố gắng để duy trì tồn tại chứ đừng nói là phát triển” - ông Huy nhấn mạnh.
Ở góc độ của doanh nghiệp, ông Huy cho biết, giá tiêu tăng mạnh nhưng người bán lại không vội vàng. Nhiều người trồng vẫn chưa bán ra mà lựa chọn chờ cho giá tăng thêm nữa, đôi khi điều này làm họ mất cơ hội. Do đó, vị này cho rằng mặc dù tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn tiếp diễn, nhưng giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm. Bên cạnh đó, gần đây, một số doanh nghiệp cho rằng, việc đưa hồ tiêu lên sàn giao dịch có nhiều yếu tố rủi ro, trong đó có tính đầu cơ, tác động xấu đến tính ổn định của thị trường nên doanh nghiệp rất cẩn trọng khi đưa mặt hàng hồ tiêu giao dịch trên sàn bởi rủi ro đầu cơ sẽ còn tăng lên rất nhiều.
Thị trường hồ tiêu đang chịu tác động của nhiều yếu tố phức tạp, từ biến động nhu cầu của thị trường quốc tế đến tâm lý chờ đợi của người nông dân. Dù giá có tăng hay giảm, các doanh nghiệp và người trồng cần có những chiến lược kinh doanh linh hoạt để thích ứng với tình hình thị trường. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường để đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp.
Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm trong nước giảm nhẹ 500-1.000 đồng/kg. Qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trung trên thị trường nội địa dao động quanh ngưỡng 142.000-143.500 đồng/kg. Cụ thể, ở khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk giảm nhẹ 500 đồng/kg, xuống còn 143.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, xuống còn 143.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Nông cũng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, xuống còn 143.000 đồng/kg Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai cũng giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 142.000 đồng/kg. Tương tự, giá tiêu tại Bình Phước cũng giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 142.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, dựa trên báo giá của các doanh nghiệp xuất khẩu và giá xuất cảng tại các nước, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật giá tiêu các loại giao dịch trên thị trường quốc tế trong ngày 28/8 (theo giờ địa phương) như sau: Giá tiêu đen Lampung của Indonesia giữ ổn định ở mức 7.511 USD/tấn; tương tự, giá tiêu trắng Muntok cũng giữ ổn định ở mức 8.844 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil đi ngang, đạt 6.450 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia đi ngang, đạt 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng đi ngang, đạt 10.400 USD/tấn. Giá tiêu các loại của Việt Nam được giữ ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l giữ ở mức 5.800 USD/tấn; loại 550 gr/l giữ ở mức 6.200 USD/tấn. Tương tự, giá tiêu trắng của Việt Nam giữ ổn định ở mức 8.500 USD/tấn. |