Tết Thanh minh 2024 là ngày nào? Lễ cúng Thanh minh thế nào cho trọn vẹn?
Tết Thanh minh năm 2023 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của Tết Thanh minh Những điều cần lưu ý khi đi tảo mộ Tết Thanh minh 2023 |
Thanh có nghĩa là trong lành, sạch sẽ, minh có nghĩa là tươi sáng. Ở miền Bắc Việt Nam, đây là thời điểm trời đã hết mưa phùn, nồm ẩm, thời tiết trở nên trong sáng, dễ chịu.
Tết Thanh minh là khoảng thời gian thời tiết ôn hòa, sáng sủa, không khí mát mẻ dễ chịu, vạn vật sinh sôi, tươi tốt. Đây cũng là thời điểm thích hợp người Việt tưởng nhớ tổ tiên và người thân đã mất bằng việc sửa sang lại mộ phần, bởi Tết Thanh minh là dịp hướng về nguồn cội.
Tảo mộ ngày Tết Thanh minh là nét đẹp văn hóa, phong tục truyền thống của người Việt từ bao đời nay. Vào ngày này những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên nhà mình.
Đối với người Việt, Tết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. |
Tết Thanh Minh 2024 vào ngày nào dương lịch?
Thanh minh là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5 trong "nhị thập tứ khí", sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân.
Tiết Thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày. Ngày Tết Thanh minh là ngày mở đầu của tiết Thanh minh, ngày này đến sau ngày Lập xuân 60 ngày. Tiết Thanh minh năm 2024 bắt đầu từ ngày 4/4/2024 Dương lịch đến hết ngày 19/4/2024 Dương lịch; sang 20/4/2024 Dương lịch là ngày đầu tiên của tiết Cốc vũ.
Năm 2024, Tết Thanh minh rơi vào thứ Năm ngày mùng 4/4/2024 Dương lịch nhằm ngày 26/02/2024 Âm lịch.
Ý nghĩa của Tết Thanh minh
Đối với người Việt Nam, Tết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình. Người dân đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau tảo mộ nhằm tri ân, tưởng nhớ người thân đã mất, đồng thời, tỏ lòng thành kính, tôn trọng và biết ơn tổ tiên.
Bên cạnh đó, mọi người còn quét dọn cho những mồ mả vô chủ, không có người thân tới chăm nom, thể hiện được sự nhân văn, đạo lý tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu thể hiện lòng thành kính của mình đối với tổ tiên.
Sắm lễ Tết Thanh minh Sắm lễ thường gồm: Xôi, gà, rượu, giò chả. + Mâm cơm cúng đầy đủ gồm xôi, gà, canh măng, miến xào. + Hương, hoa, đèn, trầu cau, tiền vàng, hoa quả. Ở ngoài nghĩa trang: Khi làm lễ tảo mộ ở ngay ngoài mộ phần gia chủ tiến hành sắp xếp đồ cúng, lưu ý hoa quả, tiền vàng được đặt chung, nhưng lễ mặn thì đặt riêng. Sau đó thắp nhang, đèn, chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén, kiêng kỵ cắm 2 nén và vái 3 lần để tỏ lòng thành với quan thổ công thổ địa rồi mới mời gia tiên trở về và bắt đầu đọc bài khấn vái cho tiết thanh minh. Đợi hương tàn, mọi người tiến hành ra khu lăng mộ của gia đình thắp hương và xin phép ông bà cho mình được dọn dẹp. Lễ cúng hoàn tất, mọi người dọn dẹp, sửa sang. Khi tuần hương được 2/3 lúc này mọi người có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc và ra về. Ở tại gia: Cúng lễ tiết thanh minh tại nhà cần lưu ý những điều sau: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là bàn thờ gia tiên; Chuẩn bị mâm cỗ sẵn ở nhà để tiến hành cúng sau khi đã thanh minh tại mộ; Thắp hương khấn vái tương tự như các tục cúng khác. Cần thành tâm và giữ thái độ trang trọng khi làm lễ để thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên. |