Tết Thanh minh năm 2023 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của Tết Thanh minh

Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh và thường không có ngày cố định, thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân).
Nhộn nhịp các hoạt động trong Lễ hội Nguyên tiêu Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng dịp Tết Nguyên tiêu

Nguồn gốc, ý nghĩa đặc biệt của Tết Thanh minh

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí. Tiết khí này được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông.

Về mặt nghĩa đen, thanh có nghĩa là trong lành, sạch sẽ, minh có nghĩa là tươi sáng. Tiết thanh minh nghĩa là khi trời mát mẻ quang đãng. Tiết Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân.

Tiết Thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh. Vào năm 2023, Tết Thanh minh sẽ nhằm ngày 5/4 dương lịch (tức ngày 5/3 âm lịch), sau khi kết thúc tiết Xuân phân và kéo dài đến ngày 20/4.

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ nổi tiếng mà hầu như người Việt nào cũng thuộc: "Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh...". Câu này khiến mọi người nghĩ rằng Tết Thanh minh luôn diễn ra vào tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay người ta tính các tiết khí theo lịch dương. Năm Quý Mão nhuận tháng 2 (có 2 tháng 2) nên Tết Thanh minh nhằm tháng 2 âm lịch chứ không phải tháng 3.

Tết Thanh minh là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của người Việt. ngày Tết Thanh minh gắn với nghi lễ tảo mộ, để sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất.

Trong dịp Thanh minh, các gia đình thu xếp thời gian ra nghĩa trang, mang theo dụng cụ để chăm sóc mộ phần. Với những ngôi mộ còn chưa xây, mọi người dùng xẻng, cuốc để đắp lại cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, tránh để trâu bò đến quấy hoặc ngăn rắn, chuột đào hang làm tổ, mà theo quấy rối sự yên nghỉ của người đã khuất. Những ngôi mộ đã xây thì được quét tước, dọn dẹp. Sau đó, những người tảo mộ bày hương hoa lễ vật, thắp hương làm lễ, sau đó đốt vàng mã.

Không khí các nghĩa trang trong dịp Thanh minh thường nhộn nhịp vì cả trẻ con cũng được cho đi theo để nhận biết phần mộ tổ tiên, học hỏi về lòng kính ngưỡng gia tiên và cách thực hành các nghi lễ truyền thống. Những người sống xa quê cũng thường thu xếp về tảo mộ, không nhất thiết phải về đúng ngày Tết Thanh minh mà có thể chọn bất kỳ ngày nào thuận tiện, rảnh rỗi trong dịp này.

Sự nhân văn của người Việt cũng thể hiện trong dịp Thanh minh qua giúp sửa sang, quét tước cho những nấm mồ vô chủ, hoặc những mộ phần ít người thăm viếng. Khi thắp hương cho mộ phần gia tộc mình, mọi người thường thắp cho mỗi ngôi mộ xung quanh một nén hương.

Tết Thanh minh năm 2023 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của Tết Thanh minh
Tết Thanh minh năm 2023 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của Tết Thanh minh

Tết Thanh minh cúng gì?

Trong ngày này ngoài việc tảo mộ thì tục cúng hay chuẩn bị mâm cúng cũng là một phần quan trọng được người Việt coi trọng. Mọi người trong gia đình sẽ đi chợ mua đồ để chuẩn bị mâm cúng, tùy theo phong tục và địa phương mâm cúng chuẩn bị sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là một mâm cơm bình thường để mời cơm ông bà tổ tiên cùng nhau ăn uống sum vầy chứ không khoa trương hay mở yến tiệc linh đình.

Sắm lễ thường gồm: Mâm cơm cúng đầy đủ gồm xôi, gà, canh măng, miến xào.

Hương, hoa, đèn, trầu cau, tiền vàng, hoa quả.

Ở ngoài mộ: Khi làm lễ tảo mộ ở ngay ngoài mộ phần gia chủ tiến hành sắp xếp đồ cúng, lưu ý hoa quả, tiền vàng được đặt chung, nhưng lễ mặn thì đặt riêng. Sau đó thắp nhang, đèn, chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén (kiêng kỵ cắm 2 nén) và vái 3 lần để tỏ lòng thành với quan thổ công thổ địa rồi mới mời gia tiên trở về và bắt đầu đọc bài khấn vái cho tiết Thanh minh.

Đợi hương tàn, mọi người tiến hành ra khu lăng mộ của gia đình thắp hương và xin phép ông bà cho mình được dọn dẹp. Lễ cúng hoàn tất, mọi người dọn dẹp, sửa sang. Khi tuần hương được 2/3 lúc này mọi người có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc và ra về.

Ở tại gia: Cúng lễ tiết Thanh minh tại nhà cần lưu ý dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là bàn thờ gia tiên. Chuẩn bị mâm cỗ sẵn ở nhà để tiến hành cúng sau khi đã thanh minh tại mộ. Thắp hương khấn vái tương tự như các tục cúng khác. Cần thành tâm và giữ thái độ trang trọng khi làm lễ để thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên.

Khi đi tảo mộ vào ngày Tết Thanh Minh có những điều lưu ý bạn cần phải biết để tránh gặp xui xẻo như:

Khi đi ngang mộ phần người khác không nên giẫm đạp cùng như đá đồ cúng của người khác điều này sẽ mang đến vận xui cho bạn, nhất là trẻ nhỏ, thanh niên cần lưu ý.

Đối với phụ nữ đang trong kỳ hành kinh, phụ nữ có thai hay người bị phong hàn thấp khớp thì không nên đi tảo mộ vì khí lạnh, năng lượng xấu ở đây.

Bởi vì tảo mộ là khoảng thời gian gia đình tụ tập lại với nhau nên thường chụp ảnh kỷ niệm. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích tại khu vực nghĩa trang nên hạn chế chụp ảnh tại đây.

Khi dọn dẹp mộ phần nên dọn sạch sẽ trước sau cũng như kiểm tra tình trạng mộ để tránh chuột rắn rết bò vào bên trong.

Không nên bàn tán chỉ trỏ vào mộ người khác để tránh mang xui xẻo đến cho mình cũng như đây là việc bày tỏ sự tôn trọng với người đã mất.

Văn khấn Tiết Thanh Minh ngoài mộ

Sắm lễ tảo mộ Tiết Thanh minh thường bao gồm: Hương đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc), hoa quả.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con Kính lạy Hương linh………………(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo………….

Hôm nay là ngày.………….

Nhân tiết:………………………….

Tín chủ (chúng) con ……………………………

Ngụ tại:…………………….

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của………….. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh…………............lai lâm hiến hưởng.

Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh..……..Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương, lúc này mọi người tiến hành đi tạ lễ, hóa vàng, xin lộc và trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.

Văn khấn Tiết Thanh minh tại gia

Tùy theo mỗi gia đình, có thể làm mâm cơm cúng với đầy đủ xôi, gà luộc, hoặc giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào,.. hoặc chỉ thắp hương bình thường với hoa quả tươi, trà tàu, thuốc lá… để thông báo với gia tiền tiền tổ, ông bài,… đã khuất về ngày Thanh Minh.

Gia chủ sửa sang quần áo nghiêm túc, đứng trước hương án, thắp hương, đốt đèn, sau đó khấn:

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…

Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày... tháng... năm...

Nay con giữ việc phụng thờ tên là..., tuổi…, sinh tại xã..., huyện..., tỉnh... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: du lịch tâm linh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 12/5.
Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Lễ hội cầu mưa được tổ chức từ ngày 6 - 8/4 hàng năm (tức 13-15/5/2024), tại chùa Pháp Vân, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh đặt trong Thế Tổ Miếu ở Hoàng cung Huế vừa được công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhắc lại kỷ niệm ghi lại những khoảnh khắc đời thường, bình dị về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá, Nhà nhiếp ảnh Trần Hồng không khỏi bồi hồi, xúc động.
Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ năm nay được tổ chức ngày 11/5/2024 (tức 4/4 âm lịch) tại đền Đồng Cổ, số 353 phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tái hiện sinh động, giàu cảm xúc qua nghệ thuật xiếc, qua đó đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ.
Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Ngõ Đồng Xuân là địa chỉ được nhiều người Hà Nội, khách du lịch hay những kiều bào về thăm quê tìm đến để thưởng thức những món ăn mang đậm phong cách Hà Thành.
Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh "Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử".
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được thể hiện giàu cảm xúc qua các tác phẩm mỹ thuật đang được giới thiệu rộng rãi tới công chúng Thủ đô.
Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Ngày 4/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 phục vụ tuyển sinh, đào tạo phát triển nguồn nhân lực văn hóa.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được gấp rút triển khai, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Du khách được mua bán, trao đổi, chế biến món ăn, thưởng thức tiếng khèn, say sưa giữa khúc hát sli, lượn… tại phiên chợ “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng".
Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024, tiếp tục góp phần quảng bá vẻ đẹp Việt, hình ảnh, du lịch Việt với tới bạn bè quốc tế.
Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Thông qua Triển lãm “Họa màu - Dân gian”, LaToa Indochine đã giới thiệu, quảng bá nhiều tác phẩm tranh sơn mài độc đáo đến với du khách.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện ấn tượng qua mỹ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện ấn tượng qua mỹ thuật

Người dân Hà Nội đang có cơ hội được sống lại với những khoảnh khắc trên chiến trường Điện Biên Phủ qua tác phẩm mỹ thuật tại Triển lãm “Đường lên Điện Biên”.
Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ “vua vận tải” được dân công sử dụng để vận chuyển lương thực, thuốc men phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ là biểu tượng cho tinh thần, ý chí.
"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Sáng nay (25/4), Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”.
Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.
Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ được tổ chức từ ngày 7-9/5/2024 (tức ngày 29/3 - 2/4/2024 âm lịch) hàng năm, tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Tối 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam.
Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hàng nghìn du khách đều choáng ngợp, ngỡ ngàng và xúc động trước bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 18/4/2024, Hội nghị vinh danh 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động