"Tấm khiên" bảo vệ ngành mía đường
Đường nhập khẩu tăng mạnh
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 8 tháng đầu năm 2020, lượng đường mía từ các nước NK vào Việt Nam gia tăng đột biến, lên đến gần 950.000 tấn, tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, chỉ riêng lượng đường mía NK từ Thái Lan gần 860.000 tấn, tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2019 là 145.000 tấn và cả năm 2019 là 300.000 tấn.
![]() |
Ngành mía đường trong nước đang gặp khó khăn |
Lượng đường mía NK gia tăng đột biến là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. Ông Phạm Hồng Dương - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC Sugar) - thông tin, từ trước khi hội nhập Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Việt Nam có 41 nhà máy mía đường phía Bắc, khoảng 300.000 ha mía đường và 300.000 nông dân. Nhưng hiện nay, chỉ còn 30 nhà máy hoạt động, trong đó 13 nhà máy còn hoạt động xoay vòng vốn, 17 nhà máy đang thua lỗ. Số lượng nông dân hiện nay cũng chỉ còn dưới 170.000 người. Vào những năm 2015-2016, cả Việt Nam có thể sản xuất 1,5 - 1,6 triệu tấn mía đường mỗi năm, nhưng hiện nay chỉ sản xuất được 700.000 tấn.
Nhiều nhà máy đường hiện đang lâm vào cảnh khó khăn, do không tiêu thụ được sản phẩm nên không có nguồn tiền để trang trải chi phí sản xuất, thanh toán tiền mía cho nông dân, cũng như chi trả tiền lương cho người lao động.
Đáng chú ý, ngành mía đường các quốc gia lân cận đang được tài trợ rất lớn. Cụ thể, Chính phủ Thái Lan đến ngày 30/6 đã thống nhất tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath (tương đương 317 triệu USD). Quỹ mía đường của Thái Lan giúp cả nông dân, doanh nghiệp (DN) đường và DN sản xuất điện từ bã mía đều được lợi. Ngành sản xuất trong nước cũng đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy, sản phẩm đường mía NK từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam, Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường.
![]() |
Diện tích trồng mía đang dần bị thu hẹp |
Dựng “hàng rào” bảo vệ ngành mía đường
Để tìm giải pháp cho ngành mía đường trong tình hình mới, Chính phủ đã ra Chỉ thị số 28/CT-TTg về việc triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có nhấn mạnh đến việc giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động theo dõi, kịp thời đề xuất áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường NK phù hợp các cam kết quốc tế.
Ông Phan Văn Chinh – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 28, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-BCT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động NK mặt hàng đường. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương Việt Nam đã chính thức khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp CBPG và CTC đối với một số sản phẩm đường mía NK từ Thái Lan.
Bộ Công Thương cho biết sẽ thực hiện điều tra theo đúng quy định của pháp luật để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh tới từ bên ngoài.
Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương có thể áp dụng thuế CBPG, CTC có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế CBPG, CTC tạm thời.
Ngoài mặt hàng đường mía, ông Phan Văn Chinh cho hay, hiện Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng nghiên cứu xem xét áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bằng cách hỗ trợ DN ngành mía đường nộp hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp CBPG với sản phẩm đường lỏng làm từ ngô (HFCS) NK vào Việt Nam. Đồng thời, xem xét, thẩm định theo quy định pháp luật và đã ban hành quyết định tiến hành điều tra.
Đây vốn là loại đường không có lợi cho sức khỏe nhưng thuế NK cho loại đường này từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan chỉ là 0%, các thị trường khác có mức thuế 22,5%. Mức thuế này đã khiến lượng NK mặt hàng này đã tăng liên tục trong thời gian qua, từ 82.000 tấn năm 2017 lên 150.000 tấn năm 2018 và tiếp tục tăng lên 190.000 tấn năm 2019. Việc gia tăng NK loại đường lỏng này chính là mức thuế NK bất hợp lý. Hiện tại, cơ quan điều tra đang yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình điều tra.
Khẳng định các biện pháp phòng vệ thương mại hiện đang rất cấp bách, ông Nguyễn Văn Lộc – Quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam kỳ vọng: "Các biện pháp phòng vệ sẽ phát huy được tác dụng càng sớm càng tốt, trước khi vào vụ sản xuất mới để kịp thời hỗ trợ cho DN".
Bộ Công Thương khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng NK, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng có thể bị áp dụng thuế CBPG, CTC tạm thời và thuế CBPG, CTC có hiệu lực trở về trước. |
Tin mới cập nhật

Giá cà phê tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3
Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD
Đọc nhiều

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
