Số hóa logistics để thích nghi với bối cảnh thị trường
Ngành logistics Việt Nam cần khoảng 2 triệu lao động Đang diễn ra Hội thảo "Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững" |
Số hoá logistics là nội dung được quan tâm đưa ra tại Hội thảo ‘‘Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững’’ do Bộ Công Thương tổ chức chiều 27/4/2023 tại Hà Nội.
Việt Nam - thị trường đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ logistics
Tại Hội thảo ‘‘Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững’’, ông Phan Văn Chinh – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương - cho biết, tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hàng năm từ 14 -16%, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021.
“Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những rủi ro, bất ổn về kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu”, ông Phan Văn Chinh nhấn mạnh.
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, theo ông Phan Văn Chinh, ngành logistics cũng còn những hạn chế, yếu kém, tồn tại nổi lên như: chi phí dịch vụ logistics ở nước ta còn cao; việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu còn yếu, chưa hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics có quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường, thúc đẩy ngành logistics phát triển... Một trong những nguyên nhân của những hạn chế nêu trên đó là ứng dụng công nghệ số chưa thực sự đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển trong tình hình mới.
![]() |
Quang cảnh Hội thảo |
“Là một trong những ngành then chốt, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác”, ông Phan Văn Chinh nêu đề xuất.
Công nghệ và tự động hóa trong logistics để phát triển bền vững
Tại Hội thảo, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội, Hội ngành hàng và doanh nghiệp cùng với các chuyên gia, viện nghiên cứu đã trao đổi, rà soát, đánh giá và đưa ra những nhận định về tình hình chuyển đổi số ngành logistics hiện nay. Từ hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp và những kinh nghiệm được rút ra, các đại biểu đã tích cực trao đổi, chia sẻ về công nghệ và tự động hoá trong logistics, gắn logistics với thương mại điện tử trong thời đại số.
Nói về triển vọng của ngành logistics từ “sức nóng” của thương mại điện tử, ông Nguyễn Triều Quang - Giám đốc Khối Vận hành miền Bắc - Lazada Logistics Việt Nam - nhấn mạnh, thị trường logistics ở Việt Nam mạnh mẽ và giàu tiềm năng.
Ông Quang đưa dẫn chứng, năm 2023, Việt Nam lọt Top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới; đứng thứ 4 Đông Nam Á và thứ 10, theo bảng xếp hạng thường niên của Agility năm 2023. Logistisc là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam, với tốc độ bình quân từ 14 - 16% một năm, với quy mô 40 - 42 tỷ USD/ năm.
“Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc quan. Do đó, Việt Nam sớm trở thành “ngôi sao logistics” của châu Á trong thời gian tới”, ông Nguyễn Triều Quang chia sẻ.
Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững, doanh nghiệp logistics cũng cần xây dựng hệ sinh thái bền vững và toàn diện để nắm lấy cơ hội của thương mại điện tử. Để kiến tạo hệ sinh thái logistics bền vững cho thương mại điện tử theo ông Nguyễn Triều Quang, doanh nghiệp có thể tập trung đầu tư vào 3 điểm chính gồm: Nâng cao trải nghiệm giao nhận hàng hóa từ mọi điểm chạm; ứng dụng công nghệ và chuẩn hóa quy trình để tối ưu hiệu suất vận hành; phát triển logistics xanh bền vững.
Còn theo ông Đinh Hoài Nam - Giám đốc phát triển Kinh doanh - Công ty SLP Việt Nam, nổi lên như một trung tâm sản xuất với nhiều FTA, xuất nhập khẩu Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng. Việt Nam là nền kinh tế lấy sản xuất xuất khẩu làm trung tâm, với tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất được duy trì ở mức khoảng 9%/năm. Ngay cả trong thời kỳ Covid-19, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn tăng trưởng từ 3% - 5% mỗi năm.
Khối lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, bất chấp sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch Covid-19. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 336 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ. Trong đó 90% khối lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển.
Việt Nam cũng là điểm đến mới cho các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, chi phí logistics còn cao so với thế giới, năm 2022 còn số này tại Việt Nam vào khoảng 16,8%, còn trung bình thế giới khoảng 10%. Đây là cơ hội cho các nhà cung cấp/phát triển dịch vụ logistics lớn của Việt Nam và thế giới.
Thị trường nhà kho và xưởng phát triển lên cùng với dòng vốn FDI, song phần lớn nguồn cung là nhà kho và xưởng truyền thống, không đảm bảo yêu cầu của các nhà đầu tư. “Trong 5 năm trở lại đây với sự tham gia của các nhà phát triển hạ tầng logistics hàng đầu thế giới tại Việt Nam, tỷ lệ kho truyền thống vẫn chiếm trên 50% tổng nguồn cung. Trong khi đó, trong năm 2021 tại thị trường Mỹ, kho hiện đại chiếm đến 65% nguồn cung của thị trường”, ông Đinh Hoài Nam chia sẻ.
Theo khảo sát của Bộ Công Thương và xuất bản trong Báo cáo Logistics Việt Nam 2022, hơn 66% doanh nghiệp được khảo sát có chiến lược phát triển logistics xanh, nhưng chỉ có khoảng 31% doanh nghiệp có sử dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động kho bãi. Như vậy, mặc dù ý thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững đang ngày được nhận thức rõ, việc thực hành các hoạt động vì mục tiêu phát triển bền vững vẫn chưa có được hiệu quả lan tỏa rộng lớn.
Để phát triển ngành logistics hiện đại, bền vững, ông Trương Tấn Lộc - Giám đốc Marketing, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - cho rằng, với các doanh nghiệp logistics, cần có sự chung tay giữa các doanh nghiệp trong ngành, hợp tác đồng hành cùng phát triển, tăng cường liên kết gia tăng tính cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam.
Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy cũ sang lối tư duy mới, thay đổi cách làm cũ và cần sự đồng hành, sự ủng hộ, hợp tác của doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro và đơn giản hóa quy trình trong xây dựng và phát triển giải pháp mới cho hệ thống logistics tại địa phương cũng như kết nối liên vùng nhằm tạo ra mạng lưới kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ, thông suốt góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
![]() |
Công bố báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2022 |
Trong khuôn khổ Hội thảo, Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2022 Bộ Công Thương đã Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2022 . Năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp Bộ Công Thương biên soạn và xuất bản cuốn Báo cáo này.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ FTA và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Báo cáo Xuất nhập khẩu trong những năm qua được đánh giá là đã cung cấp thông tin minh bạch, có hệ thống, được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu và đào tạo quan tâm, tín nhiệm và đánh giá cao, đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng để có kế hoạch, hoạch định công tác xuất nhập khẩu và thị trường.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 có một số nội dung mới như: Thông tin về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030; cập nhật về kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tình hình gia nhập Hiệp định CPTPP của một số nền kinh tế, tình hình phê chuẩn Hiệp định CPTPP; một số điểm mới trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu…
Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022, 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2022 lần lượt là: TP Hồ Chí Minh có kim ngạch 47.545.537.771 USD; Bắc Ninh 45.062.954.539 USD; Bình Dương 34.332.291.545 USD; Thái Nguyên 29.880.822.193 USD; Hải Phòng 24.956.949.890 USD; Đồng Nai 24.600.045.278 USD; Bắc Giang 22.628.594.217 USD; Hà Nội 17.131.320.127 USD; Phú Thọ 11.800.308.391 USD; Hải Dương 10.461.101.116 USD;
10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất lần lượt là: Lai Châu 20.468.841 USD, Sơn La 21.801.054 USD, Bắc Cạn 33.466.825 USD, Điện Biên 42.686.980 USD, Ninh Thuận kim ngạch 46.223.574 USD, Cao Bằng 60.200.126 USD, Hà Giang 88.014.734 USD, Đắc Nông 111.800.984 USD, Tuyên Quang 137.569.864 USD, Quảng Bình 196.610.302 USD.
Xem Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 tại đây.
Tham khảo thêm:
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2020
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2019
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
