cau phao phong chau hoat dong tro lai nguoi dan phu tho phan khoi

Cầu phao Phong Châu hoạt động trở lại: Người dân Phú Thọ phấn khởi

Sau gần 1 tuần tạm dừng hoạt động vì nước lũ sông Hồng lên nhanh, cầu phao Phong Châu lại được thông xe trong sự háo hức, vui mừng của người dân tỉnh Phú Thọ. Cầu phao Phong Châu giúp rút ngắn quãng đường di chuyển giữa hai huyện Tam Nông và Lâm Thao hàng chục km. Lực lượng công binh kiểm tra các tiếp điểm của cầu phao Phong Châu “Kể từ khi cầu Phong Châu bị sập, cháu đi học phải dậy từ sớm, đi 50km sang cầu Ngọc Tháp để đi đến trường. Thời gian đó quá vất vả. Đi xa như vậy rất mệt, đến trường còn bị say xe nữa. Kể từ khi cầu phao được lắp, bọn cháu có theo dõi và khi lắp xong, bọn cháu đi cầu phao sẽ tiện hơn là đi ô tô. Sáng nay, cầu mới bắt đầu hoạt động trở lại. Khi đi qua đây, cầu rất chắc chắn và đảm bảo cho bọn cháu, đi qua rất là yên tâm ạ”, em Phạm Quỳnh Trang, học sinh Trường THPT Tam Nông cho biết. Theo ghi nhận của phóng viên, do đường xuống cầu phao Phong Châu khá nhỏ hẹp nên lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đã phân luồng xe ô tô chỉ đi 1 chiều, xe máy, xe thô sơ và người đi bộ có thể đi hai chiều. Các xe ô tô từ phía huyện Tam Nông phải xếp hàng chờ các xe từ phía huyện Lâm Thao đi hết 1 chiều xong mới đến chiều ngược lại. “Sáng nay, cầu mới bắt đầu thông xe trở lại. Có cầu phao này thuận lợi hơn rất nhiều cho người dân chúng tôi đi làm. Bà con đỡ phải đi lòng vòng, qua cầu Ngọc Tháp hoặc cầu Văn Lang” - anh Lê Đức Trung, người dân thành phố Việt Trì chia sẻ. Cầu phao Phong Châu nối hai huyện Tam Nông và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) Cũng trong sáng 7/10, Binh chủng Công binh tiếp tục chỉ đạo lực lượng Lữ đoàn 249 cùng phối hợp với các lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tiếp tục kiểm tra cầu phao Phong Châu, bổ sung các túi đất vào các tiếp điểm của cầu phao để đảm bảo người dân đi lại thuận tiện và an toàn hơn. Đến trưa ngày 7/10, công việc này đã gần như hoàn thành. Trước đó, ngày 6/10, sau khi khảo sát, đánh giá tình hình, nhận thấy lưu lượng nước trên sông Hồng đã đảm bảo ngưỡng an toàn cho phép, Binh chủng Công binh đã chỉ đạo các lực lượng khớp nối lại cầu phao PMP 60 tấn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Các lực lượng chức năng sẽ túc trực tại cầu để phục vụ nhân dân qua cầu phao từ 6h sáng đến 22h hàng ngày.
vu sap cau phong chau can canh dac cong hai quan tim kiem nguoi mat tich

Vụ sập cầu Phong Châu: Cận cảnh đặc công hải quân tìm kiếm người mất tích

Do nước sông dâng cao, chảy xiết, đến hôm nay cầu phao bắc qua sông Hồng, thay thế cho cầu Phong Châu vẫn chưa thể nối lại. Hoạt động tìm kiếm nạn nhân, phương tiện mất tích của lực lượng đặc công nước hải quân cũng gặp nhiều khó khăn. Lực lượng đặc công nước duy trì đội hình 40 thợ lặn nhuệ, chia làm 3 nhóm. Các nhóm thay nhau lặn luân phiên lục từ 7h giờ sáng, đến 17h chiều. Phương thức tìm kiếm là khoanh vùng, đánh dấu bằng phao các khu vực đã tìm kiếm để tránh bỏ sót.
vu sap cau phong chau ha thuy nhip cau phao dau tien truc vot nhip cau va phuong tien mac ket

Vụ sập cầu Phong Châu: Hạ thuỷ nhịp cầu phao đầu tiên, trục vớt nhịp cầu và phương tiện mắc kẹt

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ). Trong hôm nay, các lực lượng triển khai trục vớt nhịp cầu, phương tiện bị đắm và tìm kiếm người bị mất tích vụ sập cầu Phong Châu (Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ) Được biết, vị trí lắp đặt cầu phao cách cầu Phong Châu bị sập khoảng 400m về phía hạ lưu sông Hồng (bờ tả thuộc xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, bờ hữu thuộc xã Hương Nộn, huyện Tam Nông). Hiện, lực lượng quân đội đang hoàn tất công đoạn cuối cùng ở 2 phía đầu đường, khẩn trương gia cố bờ sông Hồng tại vị trí lắp đặt trước khi lắp đặt cầu phao. Sáng 20/9, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), cho biết sáng cùng ngày, lực lượng chức năng đã tiến hành trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập, chiếc xe đầu kéo mắc kẹt bên trong và tiếp tục tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Trong những ngày qua, tỉnh Phú Thọ đã huy động nhiều nhân lực, phương tiện để tiến hành san gạt mặt bằng, di chuyển đặt cẩu chuyên dụng 400 tấn vào vị trí thuận lợi để tiến hành trục vớt các phương tiện cùng nhịp cầu Phong Châu bị sập. Lực lượng chức năng cũng đã sử dụng máy phá bê-tông, máy hàn hơi cắt từng nhịp giàn thép của nhịp cầu bị sập, chuẩn bị tiến hành trục vớt và tổ chức tìm kiếm nạn nhân mất tích.
dien bien moi nhat vu sap cau phong chau phat hien them thi the trong xe dau keo

Diễn biến mới nhất vụ sập cầu Phong Châu: Phát hiện thêm thi thể trong xe đầu kéo

Ngày 20-9, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tiếp tục triển khai công tác trục vớt xe đầu kéo và nhịp cầu Phong Châu bị sập, đồng thời tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn nghiêm trọng này. Để trục vớt nhịp cầu bị sập, lực lượng chức năng đã sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng như máy phá bê tông và máy hàn hơi để cắt từng nhịp giàn thép, sau đó dùng cần cẩu tải trọng lớn để kéo các mảnh vụn lên bờ. Riêng với chiếc xe đầu kéo mắc kẹt trong vòm cầu, các đơn vị đã tiến hành cắt phần thùng xe trước, sau đó mới kéo phần đầu xe lên. Trong quá trình trục vớt, lực lượng chức năng đã phát hiện một thi thể bên trong cabin của chiếc xe đầu kéo. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch huyện Tam Nông, đã xác nhận thông tin này và cho biết hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành xác định danh tính nạn nhân. Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tiếp tục triển khai công tác trục vớt xe đầu kéo và nhịp cầu Phong Châu Theo danh sách các nạn nhân mất tích do Công an tỉnh Phú Thọ công bố trước đó, có hai người liên quan đến các phương tiện xe đầu kéo. Đó là anh Hà Quốc C (sinh năm 1986, ngụ tại xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì) và anh Dương Công C (sinh năm 1981, ngụ tại xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa). Vụ sập cầu Phong Châu xảy ra vào ngày 9-9, khi lũ trên sông Thao dâng cao và chảy xiết, cuốn trôi trụ T7 cùng hai nhịp cầu chính. Sự cố đã khiến 10 phương tiện rơi xuống sông, trong đó có một ô tô tải, hai xe đầu kéo, sáu xe máy, một xe máy điện và khiến tám người mất tích. Lực lượng chức năng đã tìm được thi thể của hai nạn nhân là anh Lương Xuân T và chị Nguyễn Thị H, một cặp vợ chồng ngụ huyện Thanh Thủy. Công tác tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang được tiếp tục triển khai.
diem nong 24h ngay 179 gap rut ung pho ap thap nhiet doi lam ro trach nhiem sap cau phong chau

Điểm nóng 24h ngày 17/9: Gấp rút ứng phó áp thấp nhiệt đới; làm rõ trách nhiệm sập cầu Phong Châu

Thủ tướng Chính phủ ra công điện ứng phó áp thấp nhiệt đới Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào lúc 13 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820 km về phía Đông. Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Để chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, đặc biệt là nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra, ngay trong ngày 17/9, Thủ tướng đã có công điện gửi lãnh đạo 17 địa phương và các bộ ngành liên quan. Công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an. Diễn biến của áp thấp nhiệt đới này còn rất phức tạp, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế. Miền Trung gấp rút ứng phó áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4 Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão số 4, ngày 17/9, UBND tỉnh Quảng Nam có công điện yêu cầu các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố chủ động rà soát, triển khai phương án ứng phó với thiên tai theo các cấp độ rủi ro trên địa bàn. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tại Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang yêu cầu lãnh đạo các huyện chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện công tác phòng chống lụt, bão và ứng phó sạt lở núi, đồi, ngập úng đô thị trên địa bàn; kịp thời cập nhật tình hình thời tiết để có chỉ đạo phù hợp. Chủ động kiểm tra, rà soát các khu dân cư, nhà dân, trụ sở trên địa bàn nằm trong vùng có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét; phải có phương án sớm, cụ thể để đảm bảo an toàn cho người dân; chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, kịp thời di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn. Tại Bình Định, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án phòng chống theo phương châm “4 tại chỗ”, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại. Một trong những nhiệm vụ cấp thiết là xác định những khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, sạt lở đất. Các vùng núi và ven sông ở Bình Định luôn là những điểm nóng cần chú ý, khi các đợt mưa lũ có thể gây sạt lở đất đá nghiêm trọng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu đơn vị quản lý các khu neo đậu tàu cá phải trực 24/24h để theo dõi thời tiết và tình hình tàu thuyền trên biển. Bên cạnh đó, các địa phương cũng phối hợp với lực lượng biên phòng và các đơn vị liên quan để thông báo kịp thời, đảm bảo an toàn cho ngư dân. Đề nghị giám định, làm rõ trách nhiệm vụ sập cầu Phong Châu Liên quan đến việc công trình cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra sự cố nghiêm trọng, sập hai nhịp dàn thép vào ngày 9/9, Bộ Xây dựng vừa có Công văn 5273/BXD-GĐ ngày 13/9/2024 gửi UBND tỉnh Phú Thọ về việc giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu. Lực lượng tìm kiếm tiếp cận hiện trường sập cầu Phong Châu (Ảnh CA) Theo Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ nghiên cứu, thực hiện một số nội dung sau: Thứ nhất, tổ chức giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu theo quy định tại Điều 44, Điều 45 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc tiếp tục bảo vệ hiện trường và các biện pháp đảm bảo an toàn cho đến khi hoàn thành công tác giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật. Thứ hai, theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thì UBND tỉnh Phú Thọ là cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố và phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong quá trình tổ chức giám định, hiện trường sự cố cần được chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi triển khai các công việc tiếp theo, lưu ý đến việc thu thập các tài liệu kỹ thuật có liên quan trong quá trình quản lý, khai thác, bảo trì, sửa chữa công trình. Thứ ba, chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành trục vớt, thanh thải lòng sông để đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa khi đảm bảo các điều kiện cho công tác này; sớm báo cáo cấp có thẩm quyền, đề xuất phương án khắc phục để đảm bảo giao thông trên tuyến quốc lộ 32C. Thứ tư, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc tiếp tục thực hiện các nội dung theo Công điện số 01/CĐ-BXD ngày 4/9/2024, Công điện số 02/CĐ-BXD ngày 8/9/2024 của Bộ Xây dựng để đảm bảo an toàn cho người, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Gia Lai: Tạm đình chỉ cơ sở nghi gây ngộ độc thực phẩm cho học sinh Liên quan đến vụ việc 21 học sinh tại Gia Lai nghi ngộ độc trà sữa mua tại tiệm chè, trà sữa Cô Ba Sài Gòn (19 Phùng Hưng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có Công văn số 2385/ATTP-NDTT đề nghị Sở Y tế Gia Lai tiến hành xác minh, điều tra, xử lý vụ việc. Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Gia Lai tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở cung cấp thực phẩm có nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm. Tiến hành điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho cơ sở chế biến nghi ngờ gây ngộ độc; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân; phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo tới cộng đồng. Trước đó, vào lúc 8 giờ ngày 16/9, lớp 7.1 (Trường THCS Tôn Đức Thắng, địa chỉ 55 Phan Đăng Lưu, phường Thống Nhất, thành phố Pleiku) tổ chức liên hoan nhân ngày Tết Trung thu năm 2024 với tổng số 45 học sinh tham gia. Trường THCS Tôn Đức Thắng, nơi diễn ra vụ việc Trong đó có 34/45 học sinh uống trà sữa do Hội phụ huynh lớp mua từ cơ sở trà sữa Cô Ba Sài Gòn (địa chỉ 14 Phùng Hưng, phường Hội Thương, thành phố Pleiku) khiến 21 học sinh đau bụng, buồn nôn, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm (đau bụng, buồn nôn). Trong đó, 1 học sinh nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai; 1 học sinh đến khám tại Trạm Y tế phường Thống Nhất, đã uống Oresol và về nhà; 19 học sinh còn lại có biểu hiện nhẹ được phụ huynh đưa về nhà theo dõi. Khởi tố Phó giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Kon Tum vì nhận hối lộ Ngày 17/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum đã tống đạt quyết định khởi tố bị can với ông Nguyễn Xuân Đảm (43 tuổi, Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 82.01.S tỉnh Kon Tum) để điều tra về hành vi "Nhận hối lộ". Theo cơ quan điều tra, ông Đảm lợi dụng chức vụ là Phó giám đốc trung tâm đăng kiểm, nhận tiền của các chủ phương tiện để làm khống hồ sơ cải tạo xe cơ giới, tiến hành nghiệm thu cải tạo trái quy định. Vụ án đang được mở rộng điều tra. Số phương tiện được cấp đăng kiểm sai pháp luật và số tiền những người này đưa và nhận hối lộ chưa được công bố. Trước đó, ngày 4/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Minh Lợi (SN 1983) - Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai về hành vi “Nhận hối lộ”. Các quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai phê chuẩn.
toan canh vu sap cau phong chau phu tho

Toàn cảnh vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Do ảnh hưởng của bão số 3, nước sông Hồng dâng cao và chảy xiết, sáng 9/9 cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32 tại tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Vào thời điểm bị sập, trên cầu đang có nhiều người và phương tiện lưu thông. Trực tiếp kiểm tra tại hiện trường sập cầu Phong Châu, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu tỉnh Phú Thọ báo cáo sơ bộ thiệt hại. Theo báo cáo sơ bộ, hiện có khoảng có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi. Hiện trường sập cầu Phong Châu Tại đây, Phó Thủ tướng chỉ đạo các lực lượng ngăn chặn 2 đầu cầu và dùng lưới để tìm kiếm người bị rơi xuống sông. Tuy nhiên, giải pháp cứu hộ hiện nay đang gặp khó khăn do dòng nước xiết không thể cho người, phương tiện xuống ngay được. Phó Thủ tướng chỉ đao, Cầu Phong Châu là tuyến lưu thông huyết mạch nên cần phải sửa chữa khôi phục ngay. Sáng 9/9, trao đổi với Báo Công Thương, đại diện UBND tỉnh Phú Thọ xác nhận, có xảy ra vụ sập cầu Phong Châu thuộc xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao xảy ra vào sáng nay. Chia sẻ nhanh với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện tại, chính quyền huyện Tam Nông đang phối hợp với các địa phương liên quan xử lý khẩn cấp sự cố sập cầu Phong Châu. Theo người chứng kiến sự việc, tại thời điểm sập cầu Phong Châu, đang có phương tiện lưu thông trên này. Tại thời điểm này, mực nước sông Hồng đã lên rất cao, chảy xiết khiến 2 mố cầu Phong Châu bị sập. Thời điểm cầu sập, có phương tiện đang lưu thông trên cầu. Thông tin ban đầu từ ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện tại, chính quyền huyện Tam Nông đang phối hợp với các địa phương liên quan xử lý khẩn cấp sự cố sập cầu Phong Châu. 3 nạn nhân đầu tiên trong vụ sập cầu Phong Châu được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tam Nông cấp cứu. Đại diện Trung tâm Y tế Tam Nông cho biết, đơn vị này đang chụp chiếu, xét nghiệm xử trí cho 3 bệnh nhân để xác định mức độ và tình trạng chấn thương. Trung tâm cũng cử hai đội cấp cứu cơ động, hai xe cứu thương đến hiện trường, mang đầy đủ thuốc, vật tư, cáng, bình oxy... để sẵn sàng ứng cứu, xử trí. Khoa hồi sức tích cực dồn toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại đây sang phòng khác để dành tiếp nhận cấp cứu trong tai nạn. Các bác sĩ cũng thu dọn Khoa ngoại để xử trí ca bệnh nặng, cần phẫu thuật. Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao cũng đã điều động nhân lực, có mặt hiện trường để ứng cứu. Hiện chưa xác định được thương vong tai nạn do các cơ quan phải trích xuất camera và thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn. Lực lượng chức năng huyện Lâm Thao và Công an tỉnh Phú Thọ đã phong tỏa cầu, điều tra nguyên nhân. Liên quan vụ sập cầu này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ. Nằm điều trị tại Trung tâm y tế huyện Tam Nông, ông Phan Trường Sơn, khu 10, xã Hương Nộn (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) vẫn còn không khỏi hoảng loạn khi nhớ lại cảnh cầu Phong Châu bị sập, ông bị rơi xuống sông, may mắn thoát nạn. Theo ông Sơn, khi ông đang di chuyển qua cầu Phong Châu, ông thấy rung lắc rất mạnh ở đằng sau, rất nhanh sau đó cả xe và người của ông rơi xuống sông. “Cả xe và người tôi rơi xuống sông, chân tôi chạm đáy, nước chảy mạnh và tôi cố ngoi lên”, ông Sơn cho biết. Nạn nhân Phan Trường Sơn hãi hùng kể lại giây phút sập cầu Phong Châu Cũng theo ông Sơn, ngay cả lúc đã ngoi được lên mặt nước, ông cũng không nghĩ mình sống được vì nước chảy rất mạnh. Lấy hết sức ông cố bơi vào bờ, được một đoạn thì may mắn với được cây chuối, sau đó vào được bờ. Anh Khổng Văn Sỹ, nhân chứng cứu được 2 người ở Cầu Phong Châu, phía huyện Tam Nông, kể: “Khi tôi đang làm việc thì nghe tiếng "ùm" không lớn lắm, chạy ra thấy thành cầu mất tích, nước tung trắng lên. Biết chắc là có người rơi, chúng tôi tới hiện trường xem xét tình hình. Phát hiện 2 người bám vào mấu cầu, chúng tôi đã kéo họ lên. Người được cứu rất hốt hoảng, sợ sệt, không nói được gì. Có 2 người an toàn rồi. Lúc cứu người đó, bản thân chúng tôi cũng rất sợ”. Có mặt chỉ huy ứng cứu tại cầu Phong Châu, Trung tướng Phạm Hồng Chương, Tư lệnh Quân khu 2 cho biết, hiện đã tìm được 3 nạn nhân và đưa vào bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cấp cứu. Theo Trung tướng Phạm Hồng Chương, hai mố cầu của cầu Phong Châu đã sập. Đáng lo ngại là khi cầu sập, có một số phương tiện đã bị rơi xuống sông trong khi nước chảy xiết. Hiện chưa rõ số người và phương tiện mất tích do sập cầu, địa phương và lực lượng chức năng đang tiến hành làm rõ. Hiện Quân khu 2 đã điều động 330 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 316 tìm kiếm nạn nhân tại địa điểm Yên Bình, Yên Bái. Hiện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ đang triển khai lực lượng gồm nhiều phương tiện, tàu, cùng 40 cán bộ, chiến sĩ; Lữ đoàn Công binh 543 (Quân khu 2) triển khai lực lượng, phương tiện đến cứu hộ, cứu nạn nạn nhân vụ sập cầu. Được biết, thời điểm sập cầu Phong Châu, có 1 xe ô tô chở khách cùng nhiều người và phương tiện đang tham gia lưu thông trên cầu. Được biết, cầu Phong Châu xây dựng với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380 m. Công trình được khánh thành năm 1995 và đưa vào sử dụng năm 1996 với tải trọng thiết kế H18-X60 gồm 8 nhịp. Trong đó, có 4 nhịp giản đơn dầm T33m bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, ba nhịp dàn thép (66m+64m+80m) và một nhịp giản đơn dầm T21 m bằng bê tông cốt thép thường. Năm 2013, cầu hư hỏng nặng, phải sửa chữa. Năm 2022, cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị nghiên cứu đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng cầu mới thay thế cầu Phong Châu. Ngày 4/8/2022, Bộ Giao thông vận tải ban hành Văn bản số 7984/BGTVT-KHĐT gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Văn bản nêu rõ, Bộ Giao thông vận tải nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau : “Tuyến Quốc lộ 32C qua địa bàn tỉnh Phú Thọ đến các tỉnh Tây Bắc có cầu Tứ Mỹ (thuộc địa phận huyện Tam Nông và huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) được xây dựng từ năm 1996 với trọng tải thấp (13 tấn) trong khi lưu lượng người và phương tiện qua lại thường xuyên rất lớn và cầu Phong Châu (thuộc địa bàn hai huyện: Tam Nông và Lâm Thao) được xây dựng từ tháng 7/1995, đã qua nhiều lần sửa chữa, đại tu; hiện nay bề rộng mặt cầu hẹp, lưu lượng người và phương tiện qua lại rất thường xuyên. Để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa và đi lại của Nhân dân, đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng hai cây cầu mới nhằm thay thế cầu Phong Châu và cầu Tứ Mỹ hiện nay”. Về nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải trả lời, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, QL32C có điểm đầu tại giao cắt với QL2 (tỉnh Phú Thọ), điểm cuối tại giao cắt với QL37 (tỉnh Yên Bái), tổng chiều dài khoảng 117 km, trong đó chiều dài qua địa bàn tỉnh Phú Thọ khoảng 100 km. Tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải chỉ được phân bổ tổng số khoảng 304.104 tỉ đồng thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư khoảng 462.000 tỉ đồng. Theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, số vốn này phải ưu tiên bố trí cho các nhiệm vụ chi bắt buộc; khởi công mới một số dự án động lực, cấp bách, xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trong 5 năm. Mặc dù trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp nêu trên, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Chính phủ ưu tiên bố trí vốn đầu tư dự án hoàn chỉnh QL32C đoạn qua thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Km11+500 - Km21+158) với tổng mức đầu tư khoảng 160 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định đầu tư, dự kiến hoàn thành dự án năm 2023.
dien bien moi nhat tinh hinh suc khoe nan nhan vu sap cau phong chau

Diễn biến mới nhất tình hình sức khoẻ nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu

Trưa 9/9, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức hội chẩn cấp cứu trực tuyến 3 bệnh nhân gặp nạn trong vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ). Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (Phú Thọ) cho biết có 3 nạn nhân của vụ sập cầu Phong Châu vừa được chuyển đến cấp cứu. Trong đó có một trường hợp chấn thương nặng. Đó là nam bệnh nhân 40 tuổi đi xe máy trên cầu, ngã rơi xuống nước do cầu sập, trôi xuôi dòng về Hưng Hóa dạt vào bờ được người dân vớt lên. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng hoảng loạn, đau đầu, vết thương rộng cẳng chân trái 14-16 cm, dị vật cát bẩn, dập nát, xẹp phổi nhỏ ở thùy dưới phổi phải. Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức tại đầu cầu Hà Nội hội chẩn với tuyến dưới về hướng điều trị các nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu. Các đầu cầu trực tuyến hội chẩn điều trị nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức hội chẩn liên chuyên khoa, hướng dẫn đội ngũ bác sĩ tuyến dưới xử trí các tổn thương cho người bệnh. Đồng thời tiếp tục theo dõi và có các phương án điều trị về thần kinh, tim mạch lồng ngực, chấn thương, tiêu hóa và những biến chứng khác. Có hai bệnh nhân khác đến viện trong tình trạng xây xước nhẹ cũng đang tiếp tục được theo dõi Trung tâm Y tế huyện Tam Nông. Bệnh viện Việt Đức cho biết sẽ đảm bảo đường truyền telemedicine được kết nối thông suốt giữa Bệnh viện Việt Đức với các điểm cầu tại Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, Trung tâm Y tế Lâm Thao, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ… để kịp thời hội chẩn tư vấn, hỗ trợ xử trí qua hệ thống khám chữa bệnh từ xa.
sap cau phong chau phu tho nguoi dan ong may man thoat chet trong gang tac

Sập cầu Phong Châu – Phú Thọ: Người đàn ông may mắn thoát chết trong gang tấc

can canh khoanh khac sap cau phong chau phu tho

Cận cảnh khoảnh khắc sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Trưa ngày 9/9, 2 nhịp cầu Phong Châu, thuộc tỉnh Phú Thọ đã đổ sập. Một người dân đi xe ô tô trên đường đã ghi lại cảnh tượng đau lòng. Hiện chính quyền chưa thống kê được thiệt hại.
nguoi dan phu tho bat luc khi chung kien cau phong chau sap

Người dân Phú Thọ bất lực khi chứng kiến cầu Phong Châu sập

Trưa 9/9, do ảnh hưởng của mưa bão, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông (Phú Thọ) vừa bị sập một nửa nhịp cầu. Cầu Phong Châu được xây dựng với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380m. Công trình được khánh thành vào ngày 28/7/1995. Năm 2013, cầu Phong Châu được sửa chữa. Đến tháng 9/2019, Phú Thọ ra lệnh cấm các phương tiện có trọng tải từ 18 tấn trở lên qua cầu này. Cầu Phong Châu, Phú Thọ bị sập. Ảnh do người dân cung cấp Thông tin nhanh với báo chí, ông Trần Hoài Giang - Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ cho biết, cơ quan chức năng đang đang trên đường đến hiện trường, hiện tại các lực lượng chức năng đã tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người dân. Các đơn vị đang thống kê hiện trạng và sẽ có báo cáo cụ thể. Nhà ở cách cây cầu Phong Châu 3km, chia sẻ riêng với phóng viên Báo Công Thương, chị Nguyên Vỵ, trú tại xã Hợp Hải, huyện Lâm Thao, nghẹn ngào: "quê nội và ngoại tôi xã Hợp Hải cách cây cầu Phong Châu chỉ 3km. Cầu Phong Châu gắn liền với tuổi thơ của tôi cũng như các anh chị em trong nhà. Trước khi có cây cầu Văn Lang bắc từ Ba Vì qua Việt Trì, mỗi lần từ Hà Nội về Phú Thọ, vẫn đi qua cây cầu ấy. Sáng nay nghe tin cây cầu bị sập mà rụng rời cả chân tay. Tim như hẫng đi hai nhịp. Siêu bão Yagi vừa đi qua, lũ trên thượng nguồn vẫn đang đổ xuống. Nước sông đỏ ngầu chảy cuồn cuộn. Vẫn cầu mong có một phép mầu nào đó xảy ra mặc dù biết là khó. Một buổi sáng buồn thật là buồn!"- Chị Nguyên Vỵ chia sẻ.
coopmart bien hoa dong hanh cung nguoi lao dong mua sam tet

Co.opmart biên hòa đồng hành cùng người lao động mua sắm tết

Ngày 19/12/2022, Co.opmart Biên Hòa đã cùng với công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina) tổ chức chương trình “Đồng hành cùng người lao động mua sắm Tết”.
Phiên bản di động