Phương thức nào giúp hàng hoá Việt thâm nhập hiệu quả thị trường Singapore?
Nhiều cơ hội hợp tác
Dù là quốc gia có quy mô dân số nhỏ với khoảng 6 triệu dân nhưng Singapore có thu nhập bình quân đầu người rất cao, đứng thứ 3 trên thế giới. Singapore được đánh giá là cánh cửa bước ra thị trường thế giới khi có tới hơn 200 đối tác xuất nhập khẩu tại 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cũng như Việt Nam, độ mở của nền kinh tế Singapore rất lớn. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia có quy mô xuất khẩu gấp đôi GDP và ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) nhất. Cũng đồng thời là 2 quốc gia duy nhất trong khối ký FTA với EU và Anh. Vì vậy, các doanh nghiệp Singapore rất quan tâm, tìm kiếm nguồn cung hàng hoá, hợp tác sản xuất với doanh nghiệp Việt Nam tạo nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng quy tắc xuất xứ cộng gộp và được hưởng ưu đãi thuế quan.
Riêng trong lĩnh vực thực phẩm, EU dành cho Singapore hạn ngạch 2.500 tấn, Anh dành hạn ngạch 500 tấn. Tuy nhiên, trong suốt 2 năm vừa qua, kể từ khi FTA với EU, Anh có hiệu lực, Singapore chưa tận dụng được hạn ngạch này và Việt Nam là đối tác được kỳ vọng, cùng hợp tác khai thác tiềm năng còn bỏ ngỏ.
Một yếu tố nữa, theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore là tính bổ sung về thương mại. Hầu hết nông sản của Singapore phải nhập khẩu, trong khi đó đây lại là các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh. Quốc gia này cũng đang định hướng đa dạng hoá nguồn cung nhằm tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Malaysia. Hơn nữa, Singapore đang hướng đến mục tiêu tự chủ 30% lương thực vào năm 2030, nên quan tâm tới việc phối hợp canh tác tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam theo tiêu chuẩn của Singapore để xuất khẩu sang thị trường này và ra thế giới.
![]() |
Singapore có tham vọng trở thành trung tâm Halal toàn cầu. Hiện 70% giá trị xuất khẩu mặt hàng thực phẩm của Singapore là các mặt hàng có chứng nhận Halal, với khoảng 50.000 mặt hàng. Quốc gia này cũng đầu tư xây dựng khu phức hợp Halal hiện đại bậc nhất khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Chứng chỉ Halal do Singapore cấp có thể được chấp nhận tại các quốc gia vùng vịnh, điều mà chứng chỉ được cấp tại Malaysia, Indonesia chưa chắc đã làm được. Việt Nam muốn phát triển ngành công nghiệp Halal theo định hướng của Chính phủ thì việc tham gia vào hệ sinh thái Halal của Singapore là phù hợp. Doanh nghiệp trong nước cần kết hợp với nhà sản xuất, thương hiệu của Singapore để gia công hàng hoá Halal tại Việt Nam cung ứng cho thị trường Singapore.
Cùng đó, sự hình thành mạng lưới các nhà nhập khẩu hàng Việt Nam phân phối tại Singapore, trong đó có sự góp sức của nhà nhập khẩu là kiều bào cũng là lực đẩy cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu mạnh hơn sang thị trường này.
Tiếp cận qua thương mại điện tử
Dù có nhiều cơ hội hợp tác, tuy nhiên theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore, việc tiếp cận thị trường Singapore của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ rất khó khăn. Tại Singapore, kể cả một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam dù đã đưa hàng vào hệ thống bán lẻ nhưng sau một thời gian không thể gánh nổi chi phí phải rút khỏi thị trường. Chưa kể, dù đã vào hệ thống bán lẻ nhưng người tiêu dùng không chấp nhận sản phẩm cũng buộc doanh nghiệp phải rút lui. Vậy câu hỏi đặt ra, phương thức nào giúp doanh nghiệp và hàng hoá Việt thăm dò và thâm nhập vào thị trường Singapore hiệu quả?
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore, cho rằng, tiếp cận thị trường qua kênh thương mại điện tử là giải pháp phù hợp. Singapore có tốc độ phát triển thương mại điện tử cao nhất Đông Nam Á, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, mặt hàng được quan tâm nhiều là thực phẩm, đồ nội thất, đồ chơi, hoá mỹ phẩm. Đây là một gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam mong muốn tiếp cận thị trường Singapore bởi đây là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Ngoài ra, một số mặt hàng khác như khăn tắm, bát đĩa cũng hoàn toàn có cơ hội tiếp cận thị trường thông qua thương mại điện tử và bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng.
Đã có một số doanh nghiệp trong nước tiếp cận thành công thị trường Singapore, tuy nhiên đại diện Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại cũng khuyến cáo, tiếp cận thị trường Singapore, doanh nghiệp bao gồm cả lớn và nhỏ đều phải đi từng bước nhỏ, thậm chí chấp nhận đưa hàng hoá vào hệ thống thương mại điện tử và bán lẻ để thăm dò phản ứng của người tiêu dùng với sản phẩm.
Tại Singapore, hiện có rất nhiều doanh nghiệp trung gian cung ứng dịch vụ thương mại điện tử, như làm thủ tục hải quan, dịch vụ lưu kho. Doanh nghiệp trung gian này cũng có thể giúp nhà xuất khẩu cung ứng hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử khác nhau và không chỉ ở Singapore mà cả các thị trường lân cận.
Ở Singapore có một số trang thương mại điện tử chuyên biệt về các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, đồ nội thất. Việc đưa hàng hoá lên đúng các trang thương mại điện tử phù hợp là cần thiết. Riêng mặt hàng thực phẩm, Singapore quy định việc đóng gói, kiện toàn sản phẩm phải thực hiện tại nước sở tại bởi liên quan đến điều kiện cấp phép, tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, để tránh sức ép cạnh tranh và đào thải khỏi thị trường, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore cũng lưu ý, doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu thị trường, chủ động trong chiến lược kinh doanh để tạo ra sản phẩm phù hợp.
Tin mới cập nhật

Trúng số hơn 34 tỷ đồng, vì sao không nhận tiền qua chuyển khoản?

Nhiều chương trình giảm giá sâu trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023

Hơn 60.000 ô tô đã được nhập khẩu về cảng Tân Vũ, Hải Phòng

Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9

Nông sản Việt tìm hướng chinh phục thị trường EU

Canada kết luận về thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu

Doanh nghiệp da giày lo lắng vì đơn hàng sụt giảm

Doanh nghiệp dệt may đối mặt thách thức những tháng cuối năm

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với vật liệu hàn nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, than đá tăng hàng tỷ USD
Tin khác

Phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu: Không để “nước đến chân mới nhảy”

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Cà phê chế biến chiếm 62% tổng kim ngạch

Quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu thay đổi

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 13,6 tỷ USD

Dệt may lấy xuất khẩu làm động lực

Thương vụ Việt Nam tại Malaysia nói gì về giá xăng nhập khẩu

Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 10 tỷ USD

Thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand

Tạo dấu ấn cho thương hiệu quốc gia Việt Nam tại thị trường nước ngoài

Giải pháp đưa nông sản Việt tiến sâu vào thị trường Ai Cập
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
