Phát triển thương mại điện tử, tạo động lực xây dựng nền kinh tế số

Thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Tăng cường kiểm soát hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử Quyết liệt trong quản lý, kiểm soát vi phạm qua thương mại điện tử

Sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia và hạ tầng hỗ trợ về Internet đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số quốc gia.

Phat trien thuong mai dien tu, tao dong luc xay dung nen kinh te so hinh anh 1
Khoảng 57 triệu đến 60 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua sắm bình quân đầu người từ 260-285 USD. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Đặc biệt, nhằm tháo gỡ vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường thương mại điện tử phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Bởi vậy, việc hướng tới một thị trường an toàn, lành mạnh theo mục tiêu đề ra tại Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 hoàn toàn có thể thực hiện khi có sự vào cuộc đồng bộ từ Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, địa phương và doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia thị trường trực tuyến.

Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thực hiện chùm bài viết phản ánh những vấn đề xung quanh phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

Trở thành bệ phóng của nền kinh tế số

Với mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn 2022-2025, nền kinh tế số Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025 và đạt mốc kỷ lục từ 120-200 tỷ USD vào năm 2030.

Theo Sách Trắng năm 2022 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) công bố, quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2022, đạt 16,4 tỷ USD.

Cùng với đó, có khoảng 57 triệu đến 60 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua sắm bình quân đầu người từ 260-285 USD. Với sự phát triển mạnh mẽ này, thương mại điện tử được định hướng trở thành bệ phóng của nền kinh tế số.

Điểm nhấn nổi bật

Trong báo cáo e-Conomy 2022 từ Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa tăng 28%, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022.

Để có được kết quả này, theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều chương trình kết nối, hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hóa và tạo thói quen mua sắm qua thương mại điện tử với người tiêu dùng.

Phat trien thuong mai dien tu, tao dong luc xay dung nen kinh te so hinh anh 2
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Hàng Việt đã được quảng bá, xuất khẩu thông qua các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với đối tác là sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba…

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Minh Huyền cũng chỉ ra rằng Internet và thương mại điện tử đều có những mặt trái và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Đơn cử như việc vi phạm pháp luật trên website, các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội không đăng ký, thông báo website, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo doanh nghiệp khác nhằm lừa đảo khách hàng…

Theo ông Nguyễn Quách Nhi - đại diện sàn thương mại điện tử Tiki, việc đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận được thị trường lớn trong thời gian ngắn mà không phải đầu tư hệ thống cửa hàng khá tốn kém và mất thời gian.

Hơn nữa, mô hình hợp tác đa dạng, phương án vận hành, giải pháp tiếp thị từ đơn vị thương mại điện tử hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp. Vì vậy, dù doanh nghiệp chưa có nhiều chuyên môn nhưng khi có sàn thương mại điện tử lớn đồng hành cùng gói hỗ trợ chuyển đổi số kinh doanh, việc tham gia thị trường trực tuyến sẽ bài bản và cơ hội tiếp cận thị trường sẽ lớn hơn.

Ông Nguyễn Bình Minh - giảng viên chính Bộ môn Thương mại điện tử-Trường Đại học Thương mại nhấn mạnh thời gian qua, thương mại điện tử của Việt Nam được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hơn nữa, hoạt động thương mại điện tử trở thành điểm nhấn nổi bật trong bức tranh thương mại của Việt Nam. Cùng với đó, công cụ thanh toán, số tài khoản thương mại điện tử tăng trưởng rất nhanh, nhất là tài khoản ví điện tử. Không những thế, chuỗi cung ứng và logistics của Việt Nam đã được hoàn thiện hơn, nhiều người tiêu dùng không mấy quan tâm đến việc kiểm tra hàng trước khi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh việc thương mại điện tử đang nổi lên như một trụ cột tăng trưởng cho kinh tế số của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam song quy mô phát triển giữa các địa phương vẫn chưa đồng đều.

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2022 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nêu rõ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa phương có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu cả nước (với 90,6 và 85,4 điểm), cách biệt khá xa so với chỉ số thương mại điện tử của địa phương khác trên cả nước.

Trung bình tổng giao dịch thương mại điện tử của cả hai thành phố trên chiếm khoảng 70% tổng giao dịch thương mại điện tử từ doanh nghiệp tới khách hàng (B2C) cả nước.

Lý giải nguyên nhân này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết việc phát triển không đồng đều đến từ nhiều yếu tố như trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, hạ tầng logistics, hạ tầng thanh toán, quy mô dân số.

Hơn nữa, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có lợi thế so với nhiều địa phương khác ở mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao, quy mô dân số lớn, hạ tầng logistics thuận tiện do địa thế đồng bằng, tỷ lệ dân số sở hữu điện thoại thông minh cao…

Phat trien thuong mai dien tu, tao dong luc xay dung nen kinh te so hinh anh 3
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Nhằm giảm bớt khoảng cách phát triển thương mại điện tử giữa các địa phương, Bộ Công Thương đã có những giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử bằng chương trình xúc tiến, hỗ trợ trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng triển khai chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với đối tác là sàn thương mại điện tử quốc tế lớn để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu.

Mặt khác, Bộ Công Thương tập trung đẩy mạnh trục hợp đồng điện tử Việt Nam chính thức ra mắt vào tháng 6/2022 đã hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc kiểm tra, xử lý, trao đổi thông tin hợp đồng điện tử trong thương mại.

Bên cạnh đó còn có chương trình Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday 2022, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử Go Online cung cấp giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, tối ưu quy trình vận hành nâng cao năng suất, thúc đẩy doanh số bán hàng...

Chìa khóa để tăng tốc

Đánh giá về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử, ông Nguyễn Thanh Hưng thuộc Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) chia sẻ tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng nhanh trong năm 2023.

Với đà tăng trưởng 2 con số như hiện nay, đến năm 2025, quy mô thị trường được dự báo lên tới 49 tỷ USD, thậm chí, Google còn dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam trong năm 2025 lên tới 57 tỷ USD.

Còn theo ông Nguyễn Bình Minh, trong 6 tháng đầu năm 2023, thương mại điện tử vẫn tiếp tục giữ nhịp tăng trưởng và sẽ chậm lại vào 6 tháng cuối năm do tác động từ tình hình kinh tế thế giới và các cuộc xung đột địa chính trị.

Đặc biệt, trong năm 2023, Việt Nam dự kiến sẽ hoàn thiện Dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây là hành lang pháp lý có độ tin cậy cao, nhất là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử sẽ có căn cứ để xử lý tốt hơn.

Để thương mại điện tử tiếp tục phát triển, thể hiện vai trò đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Quyết định số 32/QĐ-BCT ngày 9/1/2023 về Chương trình hành động của ngành công thương; trong đó yêu cầu triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025; đảm bảo thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững, ưu tiên hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết Bộ Công Thương dự kiến tăng cường phối hợp với các bộ ngành nhằm chia sẻ dữ liệu liên quan đến thương mại điện tử, đồng thời có phương án điều chỉnh vấn đề phát sinh trong quản lý sau khi Nghị định quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử được ban hành.

Ngoài ra, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý kinh doanh thương mại điện tử trên mạng xã hội; xây dựng và có hướng dẫn cụ thể quy trình xử lý kỹ thuật với wesbite/ứng dụng vi phạm pháp luật.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương cũng nâng cao năng lực dự báo cho thương mại điện tử địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu dự báo chuyển đổi số ngành công thương và cung cấp dữ liệu tham chiếu dự báo thương mại điện tử đến 63 tỉnh/thành phố./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Thương mại điện tử tại TP. Đà Nẵng năm 2024 ghi dấu ấm đậm nét khi các chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP làm quen và thực hành livestream bán hàng.
Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi

Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi 'Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử' năm 2024

Với màn thể hiện xuất sắc, Đội thi E-Stars đến từ Trường Đại học Thương mại đã giành giải Nhất Cuộc thi "Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử" năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp

Quảng Ninh: Thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp

Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư với lợi thế vị trí, hạ tầng hiện đại, chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở ra cơ hội phát triển lớn.
Quảng Ninh: Thương mại nội địa khởi sắc

Quảng Ninh: Thương mại nội địa khởi sắc

Quảng Ninh thúc đẩy thương mại nội địa với chính sách kích cầu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và mở rộng kênh phân phối, tạo động lực phát triển.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, tỉnh Ninh Thuận hướng tới việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Năm 2024, theo xếp hạng của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử.
Chuyển đổi số để ngăn hành vi rao bán hàng thật nhưng nhận hàng giả

Chuyển đổi số để ngăn hành vi rao bán hàng thật nhưng nhận hàng giả

Hôm nay, tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp, chuyên gia và nhà quản lý đã bàn luận về chuyển đổi số trong lĩnh vực chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Các sự kiện mua sắm trong mùa lễ hội cuối năm như: Ngày lễ độc thân, Black Friday đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị các cơ quan thuộc Bộ Công Thương tham gia tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến.
Đại biểu Quốc hội: Phải cấp phép cho thuốc bán online, đừng nên

Đại biểu Quốc hội: Phải cấp phép cho thuốc bán online, đừng nên 'không quản được thì cấm'

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, thuốc bán online phải được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, đừng nên theo kiểu "không quản được thì cấm".

Tin khác

Doanh nghiệp Việt chủ động ứng dụng hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt chủ động ứng dụng hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử

Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024 đã quy định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến hợp đồng điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử.
Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Sự góp mặt của hầu hết các hãng sơn lớn có tên tuổi tại thị trường Việt Nam cho thấy ngành sơn Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.
Kết hợp giữa kiến thức và thực hành, tạo cơ hội cho sinh viên thương mại điện tử bước ra thương trường

Kết hợp giữa kiến thức và thực hành, tạo cơ hội cho sinh viên thương mại điện tử bước ra thương trường

Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số là cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực tế thương mại điện tử và kinh tế số từ đó vững bước ra thương trường.
GrabFood nâng cấp công cụ chia hóa đơn trong tính năng đặt đơn nhóm

GrabFood nâng cấp công cụ chia hóa đơn trong tính năng đặt đơn nhóm

Grab Việt Nam vừa giới thiệu cải tiến mới cho công cụ chia hóa đơn trong tính năng đặt đơn nhóm trên nền tảng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến GrabFood.
Giải pháp tăng trưởng kinh doanh bền vững trên các nền tảng số

Giải pháp tăng trưởng kinh doanh bền vững trên các nền tảng số

Các giải pháp tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ trên các nền tảng số và chiến lược phát triển vừa được cập nhật tại sự kiện Social & Affiliate Global Summit 2024.
Người Việt chi tiền mua hàng online nhiều hơn đi siêu thị

Người Việt chi tiền mua hàng online nhiều hơn đi siêu thị

Nửa đầu năm, 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam ghi nhận doanh số 143.900 tỷ đồng với 1,533 triệu sản phẩm giao thành công tới tay khách hàng.
Việt Nam phát triển thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á

Việt Nam phát triển thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á

Theo báo cáo mới đây của nền tảng OpenGov Asia, Việt Nam và Thái Lan trở thành hai thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.
Người Việt chi bao nhiêu tiền mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử?

Người Việt chi bao nhiêu tiền mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử?

Nửa đầu năm 2024, doanh thu 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam khoảng 156.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp Việt không thể chậm chân trong

Doanh nghiệp Việt không thể chậm chân trong ''sân chơi'' thương mại toàn cầu

2-3 năm tới, nếu không tham gia vào 'cuộc chơi' thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp sẽ lạc hậu và chậm chân trong sân chơi toàn cầu.
100% doanh nghiệp kinh doanh vàng áp dụng hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế

100% doanh nghiệp kinh doanh vàng áp dụng hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế

Thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc chia sẻ tại Hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06 và chống thất thu thuế.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Phiên bản di động