Phát triển thị trường khí Việt Nam minh bạch, hiệu quả, cạnh tranh
![]() | Thị trường khí đốt thắt chặt khi nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh |
![]() | Hình thành thị trường khí sinh học bền vững |
Tiêu thụ dự báo tăng cao
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ khí hóa lỏng hàng năm ở Việt Nam vào khoảng 2 - 2,2 triệu tấn, song chủ yếu phục vụ nhu cầu dân dụng và thương mại.
Về công nghệ, ông Nguyễn Văn Vy – Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chia sẻ, hiện công nghệ cho tìm kiếm, khai thác khí vẫn phức tạp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt sự biến động của thị trường dầu khí thế giới, chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố chính trị. Cùng đó là xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Do vậy, để phát triển thị trường khí, cần thúc đẩy sớm công tác đầu tư các dự án khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng khí, nhập khẩu khí, điện khí, tái hóa khí hóa lỏng LNG để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước.
![]() |
Diễn đàn phát triển thị trường khí Việt Nam |
Trên thực tế, sản lượng khai thác hàng năm đang suy giảm, trong khi nhu cầu sử dụng khí tăng cao, cùng đó là những khó khăn trong việc tìm kiếm, thăm dò, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho kinh tế xã hội. Do vậy, kế hoạch trong tương lai sẽ phải duy trì ổn định nguồn cung cấp khí hiện có kèm theo nhập khẩu khí hóa lỏng LNG.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Nguyễn Hoàng Giang, dự kiến, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khí trong nước, cơ sở hạ tầng tồn trữ của các kho chứa khí phải đạt quy mô 3,5 - 4 triệu tấn/năm vào năm 2025, và khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm vào năm 2035 nhằm đảm bảo yêu cầu dự trữ tối thiểu đạt trên 15 ngày cung cấp.
Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước nhấn mạnh, triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2233/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án là “Xây dựng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng (than, khí và điện lực) cạnh tranh lành mạnh, theo từng giai đoạn và có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, xã hội và thực hiện các mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường hội nhập quốc tế”. Đặc biệt, đối với thị trường khí, mục tiêu được chỉ ra cụ thể là “Từng bước xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để triển khai mô hình kinh doanh cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh khí CNG, LPG và LNG”.
Giải pháp nào phát triển thị trường khí?
Để phát triển thị trường khí Việt Nam, trước hết, cần có định hướng mở rộng và xây mới kho chứa khí LPG từ lọc dầu, để nhập khẩu đủ nhu cầu phát triển các nhà máy công nghiệp và khách hàng. Cùng đó là xây mới và mở rộng kho khí hóa lỏng LNG hiện có đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho những dự án điện khí, các khách hàng công nghiệp.
Ông Nguyễn Hoàng Giang cho biết thêm, nhìn chung, để xây dựng các định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng khí Việt Nam khả thi, có hiệu quả chịu ảnh hưởng bởi nhiều định hướng phát triển, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác như: Quy hoạch sử dụng đất, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, khả năng thu hút huy động vốn của nhà đầu tư... do vậy, cần có sự phối hợp, chung tay của nhiều bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp.
“Hiện tại, thực hiện Quyết định số 503/QĐ-TTg ngày 10/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Bộ Công Thương đang trong quá trình hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Sau khi Quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ xác định được mục tiêu, phương án phù hợp với tình hình thực tế” - đại diện Vụ Kế hoạch cho biết.
Ông Đỗ Trọng Hiếu – Vụ Thị trường trong nước chia sẻ thêm, để đảm bảo hoạt động kinh doanh khí cạnh tranh và minh bạch trong thời gian tới, việc hoàn thiện khung pháp lý được Bộ Công Thương xác định cần đáp ứng được các yêu cầu như: Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia thị trường, thu hút các nguồn vốn, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số vào hoạt động kinh doanh khí.
Bên cạnh đó, thiết lập thị trường khí cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo lập hệ thống phân phối khí gắn kết, hiệu quả, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước những biến động thị trường của các mặt hàng năng lượng quốc tế và tình hình bất ổn chính trị trên thế giới, đảm bảo phát triển bền vững thị trường khí của Việt Nam trong thời gian tới.
Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, không tạo ra khoảng trống pháp lý trong quy định pháp luật; ngăn chặn, phòng chống những hành vi tiêu cực, gian lận, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh khí, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh LPG chai. Đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh khí.
Theo đó, một số nội dung chính về pháp lý đối với hoạt động kinh doanh khí cần giải quyết là, thứ nhất, xây dựng đồng bộ các loại hình thương nhân kinh doanh khí theo hướng bảo đảm các thương nhân kinh doanh khí được điều chỉnh đầy đủ và rõ ràng, gắn với từng khâu trong chuỗi kinh doanh khí từ sản xuất, nhập khẩu, phân phối đến khách hàng, người tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ kinh doanh khí, bảo đảm an toàn kỹ thuật và yêu cầu phòng cháy chữa cháy.
Thứ hai, loại bỏ, bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của các loại hình thương nhân kinh doanh khí. Quy định quyền và nghĩa vụ của các thương nhân kinh doanh khí phải đáp ứng yêu cầu: rõ ràng, khả thi, dễ thực hiện và phù hợp với nguồn lực của thương nhân kinh doanh khí. Đồng thời, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh khí.
Thứ ba, xây dựng chính sách quản lý hoạt động kinh doanh LPG chai theo hướng tăng cường quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh doanh và dịch vụ kinh doanh LPG chai và chai LPG nhằm hạn chế tình trạng chiếm dụng chai LPG, chiết nạp LPG lậu và cung cấp LPG chai giả.
Tin mới cập nhật

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới
Tin khác

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
