Phát huy lợi thế, tận dụng tiềm năng để Quảng Ninh trở thành "nhạc trưởng" trong phát triển logicstics của khu vực

Ngày 4/3/2023, tại Hạ Long, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Phát triển dịch vụ logistics tỉnh Quảng Ninh.
Khai hội đền Xã Tắc năm 2023 tại tỉnh Quảng NinhCửa khẩu Móng Cái trở lại hoạt động bình thường như trước khi có dịch Định vị ngành logistics trong kỷ nguyên công nghệ Khơi thông 'mạch máu' logistics: Phát huy vai trò nhạc trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh

Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, các đồng chí Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, và hơn 600 đại biểu từ các cơ quan Bộ ngành Trung ương, các tỉnh, thành; các hiệp hội, doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh; các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực logistics để cùng nhau đóng góp ý kiến, giúp Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ dịch vụ logistics trong thời gian tới.

Quảng Ninh – Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ logistics

Phát biểu chào mừng hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, logistics là ngành dịch vụ được ví như những “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam được xem là một quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế đối với ngành logistics, bởi nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển năng động vào bậc nhất thế giới, nơi có nguồn hàng tập trung và luồng hàng giao lưu mạnh, cùng với nền kinh tế có độ mở lớn (trên 200%), xuất nhập khẩu và thương mại điện tử luôn tăng trưởng ở mức 2 con số.

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương; đặc biệt là nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển rõ nét, vươn lên đứng ở top đầu các nước có Chỉ số Logistics thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng khá cao (14-16%/năm), từng bước khẳng định được thương hiệu và vị thế của Ngành trong khu vực và thế giới.

Phát huy lợi thế, tận dụng tiềm năng để Quảng Ninh trở thành
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị

Đối với Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, đây là một tỉnh có vị trí địa kinh tế hết sức đặc biệt ở vùng Đông Bắc Tổ quốc, vẫn được ví như một Việt Nam thu nhỏ. Xưa nay, khi nhắc đến Quảng Ninh, người ta thường nghĩ ngay đến du lịch và năng lượng, bởi có những tiềm năng, lợi thế vượt trội về tài nguyên khoáng sản, danh lam thắng cảnh… “Tuy nhiên, còn một ngành dịch vụ tiềm năng mà Quảng Ninh cũng có lợi thế đặc biệt để phát triển - đó chính là Logistics, bởi Quảng Ninh có vị trí địa kinh tế thuận lợi và hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gần như hoàn thiện và hiện đại nhất cả nước với đủ 05 loại hình vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển, hàng không), giúp kết nối, giao thương với các tỉnh, thành phố trong cả nước, khu vực và quốc tế”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng luôn là tỉnh đột phá, đứng đầu cả nước về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Với những lợi thế, tiềm năng nổi trội cùng quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh và nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, Quảng Ninh hội tụ đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trong những đầu mối logistics quan trọng, trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa đa phương thức kết nối Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và thế giới”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh thêm.

Thực tế những năm qua, quán triệt và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Quảng Ninh đã ban hành các cơ chế, chính sách; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho ngành Logistics phát triển, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Về phía Quảng Ninh, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh – cũng nhấn mạnh: Quảng Ninh là tỉnh có hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics. Trong những năm qua, Quảng Ninh đã làm tương đối tốt việc phát triển hạ tầng cho logistics, tuy nhiên ngành dịch vụ logistics của tỉnh nói chung còn chưa xứng với tiềm năng. Hội nghị Phát triển dịch vụ logistics tỉnh Quảng Ninh được tổ chức là sự khẳng định quyết tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xác định dịch vụ logistics là một ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh trong thời gian tới. Từ đó, Tỉnh ủy sẽ ban hành Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xây dựng Đề án để vạch ra những mục tiêu phát triển dịch vụ logistics của tỉnh, đồng thời huy động nguồn lực thực hiện bằng được các mục tiêu này.

Phát huy lợi thế, tận dụng tiềm năng để Quảng Ninh trở thành
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu

Cũng tại Hội nghị, ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND ỉnh Quảng Ninh đã đề cập những chuyển biến tích cực của Quảng Ninh trong thời gian qua. Quảng Ninh hiện có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gần như hoàn thiện, giúp kết nối, giao thương với các tỉnh, thành phố trong vùng, cả nước và quốc tế thông qua 05 phương thức vận tải: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển, đườnbg hàng không. Lợi thế phát triển logistics của Quảng Ninh gắn với thương mại biên giới, cảng biển và đặc biệt còn có Cảng hàng không Vân Đồn rất tiềm năng.

Trong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tập trung thu hút đầu tư để triển khai xây dựng 06 trung tâm logistics lớn của tỉnh, đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quản trị logistics, phát triển logistics gắn với phát triển kinh tế biển, quan tâm thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp uy tín đến với tỉnh Quảng Ninh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các nghiệp vụ kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực kinh doanh logistics nội địa và quốc tế …

Cần giải pháp mạnh mẽ, đột phá hơn

Đồng tình với ý kiến của đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, logistics Quảng Ninh hiện chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình, cần có những giải pháp mạnh mẽ, đột phá hơn để thúc đẩy ngành dịch vụ quan trọng này phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Để tiếp tục phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy ngành logistics phát triển nhanh và bền vững, đóng góp tích cực, hiệu quả hơn vào sự phát triển chung của tỉnh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị cấp ủy, chính quyền tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo một số vấn đề sau:

Trước hết, đề nghị cấp ủy, chính quyền tỉnh tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, định hướng tại Nghị quyết 163/NQ-CP ngày 16/12/2022 của Chính phủ về phát triển dịch vụ logistics Việt Nam và Quyết định 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để làm căn cứ hoạch định và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển dịch vụ logistics bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn và khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tổ chức không gian phát triển và bố trí quỹ đất hợp lý, tạo điều kiện phát triển hệ thống và các trung tâm logistics trên địa bàn.

Hai là, chú trọng rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách có tính đột phá, khả thi để thu hút các nguồn lực xã hội, đồng thời ưu tiên bố trí ngân sách để làm “vốn mồi”, dẫn dắt, thu hút tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín, năng lực, kinh nghiệm vào đầu tư, phát triển các hạ tầng logistics quy mô lớn, tích hợp nhiều dịch vụ, có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức và có khả năng kết nối hiệu quả với các hệ thống đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu, hành lang kinh tế (trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các trung tâm logistics thế hệ mới, áp dụng công nghệ 4.0, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí phù hợp) nhằm nâng cao tính kết nối giữa Quảng Ninh với các địa phương trong Vùng và với các Vùng kinh tế trong nước, khu vực, tạo luồng lưu chuyển hàng hóa thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy giao thương nội vùng, liên vùng và quốc tế.

Phát huy lợi thế, tận dụng tiềm năng để Quảng Ninh trở thành
Toàn cảnh hội nghị

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh; khuyến khích hình thành và phát triển các trung tâm xúc tiến quảng bá, giao thương quốc tế, đóng vai trò kết nối nội vùng và liên vùng. Tăng cường đổi mới công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối cung cầu ở cả thị trường trong nước và quốc tế; tiếp tục khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết, nhất là các Hiệp định thế hệ mới nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, tận dụng lợi thế riêng có về địa lý để tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm kết nối hạ tầng logistics với Trung Quốc và các nước ASEAN, Đông Bắc Á, từ đó phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới… hình thành các chuỗi logistics chuyên sâu, có giá trị gia tăng cao, đem lại dịch vụ chất lượng cao với chi phí phù hợp.

Bên cạnh những nhiệm vụ, giải pháp trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhấn mạnh thêm, Quảng Ninh cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực tại chỗ; tiếp tục đẩy mạnh, đi đầu trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung thúc đẩy ở mức cao nhất chương trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ logistics trong tình hình mới.

“Với truyền thống năng động, sáng tạo và tự cường của vùng đất mỏ anh hùng, Quảng Ninh sẽ tiếp tục vận dụng sáng tạo, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để có những quyết sách đột phá, khả thi thúc đẩy ngành logistics phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng, đồng thời bày tỏ mong đại diện các cơ quan, đơn vị, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và các chuyên gia, nhà nghiên cứu vốn có thiện cảm với Quảng Ninh, nay lại hiện diện đông đủ tại đây, sẽ chia sẻ những giải pháp, ý tưởng, kinh nghiệm hay, cách làm tốt giúp logistic Quảng Ninh thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và cả nước.

“Sau Diễn đàn này, chúng ta sẽ được chứng kiến những làn sóng đầu tư của các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở cả trong và ngoài nước đến với Quảng Ninh, nhất là các dự án đầu tư trong lĩnh vực logistics, góp phần đưa Quảng Ninh phát triển nhanh, mạnh, bền vững hơn trong tương lai”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kỳ vọng.

Cũng tại hội nghị, các diễn giả là doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp nước ngoài, chuyên gia từ các Hiệp hội, viện nghiên cứu đã trình bày làm rõ hơn những thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh và đưa ra nhiều giải pháp, đề xuất nhằm giúp Quảng Ninh phát huy tiềm năng, thế mạnh, nội lực để tích cực phát triển dịch vụ logistics, đi thẳng vào hiện đại, tận dụng hết các thế mạnh tự nhiên và con người, thực hiện thành công ba khâu đột phá chiến lược để tạo được những thành tựu bứt phá trong lĩnh vực này.

Cũng tại Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết các bản ghi nhớ (MOU):

1. Sở Công Thương Quảng Ninh ký MOU với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) về hợp tác, hỗ trợ xây dựng Đề án “Phát triển dịch vụ logistics của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045”.

2. Sở Thông tin - Truyền thông Quảng Ninh ký MOU với Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Viettel về hỗ trợ chuyển đổi số trong logistics.

3. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) ký MOU với Công ty Cổ phần Nam Tiền Phong (tên cũ là Công ty Cổ phần Deep C Nga) về hợp tác phát triển hạ tầng logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

4. Công ty Cổ phần Vinafco ký MOU với Công ty Cổ phần Thành Đạt về hợp tác phát triển dịch vụ logistics và khai thác cảng Vạn Ninh.

5. Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) ký MOU với Trường Đại học Hạ Long về hỗ trợ đào tạo nhân lực ngành logistics.

Trước đó ngày 3/3, các đại biểu đã đi thăm một số địa điểm được quy hoạch để phát triển dịch vụ logistics tại Khu công nghiệp Nam Tiền Phong (thuộc Khu kinh tế ven biển Quảng Yên), Sân bay Vân Đồn (Khu kinh tế ven biển Vân Đồn), Trung tâm logistics và lối mở Km 3+4 (Móng Cái), cảng Vạn Ninh./.

Nhóm PV

Tin mới cập nhật

Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Anh về Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 594,03 triệu USD, tăng 0,9%.
Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ 2023, đây là tín hiệu khởi sắc của ngành thủy sản.
Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam đã nhập khẩu nhóm hàng phế liệu sắt thép có xuất xứ từ Nhật Bản trên 713 triệu USD, tương đương 1,81 triệu tấn trong 9 tháng năm 2024.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Tính đến 15/10, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,39 tỷ USD, tăng 2,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương tốc độ tăng trưởng lên đến 21,6%).
Đưa ngành Nước Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Đưa ngành Nước Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Quản lý vận hành hệ thống cấp thoát nước bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là một chủ đề của Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024.
Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Giá bán cà phê sang các thị trường châu Á đang cao hơn đáng kể so với thị trường châu Âu, đâu nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch này?
Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh hoạt động sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu để hoàn thành kế hoạch xuất khẩu cả năm 44 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu gạo của nước ta đạt gần 7,8 triệu tấn thu về 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ.

Tin khác

Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 36,53 tỷ USD để nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản từ thế giới, trong đó 3 thị trường chính là Trung Quốc, Brazil và Mỹ.
Tăng tốc xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc

Tăng tốc xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc

Bên cạnh công tác mở cửa thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại cũng được đẩy mạnh triển khai, rau quả Việt tăng tốc xuất khẩu sang Trung Quốc.
EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam

EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU cho biết, EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
9 tháng năm 2024: Xuất khẩu sang Lào tăng 24%, đạt gần 500 triệu USD

9 tháng năm 2024: Xuất khẩu sang Lào tăng 24%, đạt gần 500 triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước ta sang Lào trong 9 tháng năm 2024 đạt 491,9 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tên những nhóm hàng xuất khẩu vượt 10 tỷ đô

Điểm tên những nhóm hàng xuất khẩu vượt 10 tỷ đô

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến ngày 15/10, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng

Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng.
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, cao nhất trong lịch sử

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, cao nhất trong lịch sử

10 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, thu về 4,6 tỷ USD, giảm 10,8% về lượng nhưng tăng mạnh hơn 40% giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE

Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE

Việc loại bỏ hàng rào thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, Hiệp định CEPA hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu hồ tiêu Việt.
10 tháng, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh hơn 20%

10 tháng, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh hơn 20%

10 tháng năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản có tổng kim ngạch đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt hơn 18 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt hơn 18 tỷ USD

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Đọc nhiều

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Đưa ngành Nước Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Đưa ngành Nước Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Quản lý vận hành hệ thống cấp thoát nước bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là một chủ đề của Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024.
Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Giá bán cà phê sang các thị trường châu Á đang cao hơn đáng kể so với thị trường châu Âu, đâu nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch này?
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động