Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

PV

PV

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa có chuyến công tác từ Bắc đến Nam để lắng nghe kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia Tây Nguyên Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia tránh dàn trải, manh mún

Lắng nghe ý kiến, bám sát thực tiễn để bàn giải pháp tháo gỡ

Ngày 10/2 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu và miền núi; xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đang được Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gai đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện, Thông báo kết luận và tổ chức các hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương để đôn đốc tiến độ thực hiện.

Theo báo cáo, tại vùng Tây Nguyên, trong giai đoạn 2021 - 2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển cho 5 tỉnh Tây Nguyên là 11.731,505 tỷ đồng, chiếm 11,73% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trên cả nước. Năm 2022, ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia cho vùng Tây Nguyên là 3.878,700 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển sang năm 2022. Tính đến ngày 31/12/2022, các tỉnh vùng Tây Nguyên giải ngân được 1.348,732 tỷ đồng, đạt 34,77% kế hoạch cấp có thẩm quyền giao, thấp hơn 2,96% so với bình quân chung của cả nước (37,73%).

Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tặng quà, động viên dân làng Đê Kjêng (xã Ayun, huyện Mang Yang) trong chuyến công tác chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh Báo Nhân Dân

Tiếp tục chuyến công tác, ngày 13/2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc về kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia diễn ra tại Bắc Kạn. Đây là địa điểm thứ 2 sau Tây Nguyên, Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 chủ trì với các vùng trên cả nước nhằm rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Báo cáo tại hội nghị ngày 13/2 cho biết, đối với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, trong giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao và 14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc đã hoàn thành phân bổ tổng vốn đầu tư phát triển là 44.185,172 tỷ đồng, chiếm 44,18% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trên cả nước.

Năm 2022, ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho vùng là 15.444,801 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển sang năm 2022), chiếm 45,36% tổng nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho toàn quốc, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 11.284,974 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 4.159,827 tỷ đồng. Về vốn địa phương, 13/14 tỉnh trong vùng (trừ Hòa Bình) đã bố trí 2.084,604 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương để thực hiện 3 chương trình.

Năm 2023, tổng vốn ngân sách Trung ương giao cho các địa phương trong vùng là 10.874,152 tỷ đồng. Đến ngày 31/1, có 13/14 tỉnh đã hoàn thành việc phân bổ vốn, còn Tuyên Quang đang khẩn trương hoàn thành thủ tục, dự kiến giao hết vốn trong tháng 2.

Về kết quả giải ngân vốn ngân sách Trung ương, tính đến ngày 31/12/2022, các tỉnh trong vùng giải ngân đạt trên 40,54%, cao hơn so mức với bình quân chung của cả nước (37,73%), và của 5 tỉnh Tây Nguyên (34,77%).

Theo báo cáo của các địa phương thực hiện Chương trình, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 tại các địa phương có báo cáo đến thời điểm 30/01/2023 trên cả nước đạt trung bình 42,53%, trong đó: Tỷ lệ giải ngân trung bình của 40/42 địa phương thực hiện Chương trình bằng nguồn hỗ trợ ngân sách trung ương là: 40,01%; tỷ lệ giải ngân trung bình của 07 địa phương thực hiện Chương trình bằng nguồn ngân sách địa phương tự cân đối là 56,99%.

Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia
Các Chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần đổi thay đời sống của vùng nông thôn, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh minh họa

Sau khi lắng nghe ý kiến, báo cáo của các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng: Hiện nay, cơ chế chính sách và các hướng dẫn còn chưa đầy đủ, nên việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu của chuyến công tác này thu thập những thông tin vướng mắc, lắng nghe ý kiến của các địa phương để họp bàn phương án tháo gỡ.

Khó khăn còn nhiều nhưng tránh đầu tư dàn trải, lãng phí

Liên quan đến những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công để thực hiện các chương trình, theo báo cáo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang với Ủy ban Dân tộc ngày 10/2 cho biết: Hiện còn có những vướng mắc trong việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ 6 nội dung nhà ở, đất ở, đất sản xuất, đầu tư công trình thủy lợi, điện tháp sáng, nước sinh hoạt. Một số nội dung của chính sách sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2030 còn thiếu đồng bộ, chưa có định mức hỗ trợ cụ thể đối với các đối tượng thụ hưởng. Cùng với đó, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của một số bộ, ngành chưa rõ, hướng dẫn chưa cụ thể, chi tiết gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện ở địa phương…

Về phía các tỉnh Tây Nguyên, lãnh đạo các tỉnh cũng đã nêu một số vướng mắc cụ thể: Hiện nay, Chính phủ chưa ban hành định mức về hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất và công trình nước sinh hoạt tập trung, nên các địa phương gặp khó khăn trong triển khai thực hiện. Cùng với đó, theo quy định thì không cho phép sử dụng kinh phí hỗ trợ mua đất sản xuất, nên các địa phương không còn quỹ đất sản xuất để hỗ trợ hộ nghèo gặp rất nhiều khó khăn. Các văn bản hướng dẫn chưa được đồng nhất, dẫn đến các địa phương còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.

Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp cho rằng hiện còn có những vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách, cụ thể: Công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm so với thời điểm giao kế hoạch, dự toán hàng năm của địa phương, gây nhiều khó khăn cho việc cân đối xác định nguồn lực đối ứng từ ngân sách địa phương, huy động nguồn lực hợp pháp để thực hiện các Chương trình; gây khó khăn trong công tác tổng hợp nhu cầu từ cấp trực thuộc để xác định danh mục dự án đầu tư trình HĐND tỉnh.

Về thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia thì kế hoạch, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị đều có thời gian thực hiện từ 2 - 3 năm, trong khi việc giao dự toán ngân sách nhà nước (kinh phí sự nghiệp) theo hàng năm.

Hiện có quá nhiều văn bản quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các Chương trình do các cơ quan Trung ương ban hành, hướng dẫn, đề nghị các bộ, ngành chủ quản Chương trình MTQG nghiên cứu, tổng hợp, hợp nhất các văn bản quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện để địa phương dễ dàng nghiên cứu, áp dụng đồng bộ”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum kiến nghị.

Đối với các địa phương thuộc khu vực vùng miền núi và trung du phía Bắc cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: một số nội dung quy định chưa thống nhất giữa các văn bản của bộ, ngành; một số quy định do các bộ, ngành ban hành hoặc hướng dẫn chưa phù hợp với thực tế tại địa phương; một số tỉnh được giao mục tiêu, nhiệm vụ chưa phù hợp với tình hình, khả năng triển khai thực hiện của tỉnh…

Để tháo gỡ những khó khăn này, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị Chính phủ ban hành cơ chế giao nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi cho cả giai đoạn 2023 - 2025; nghiên cứu tham mưu ban hành cơ chế cho phép địa phương điều chỉnh mức vốn đầu tư theo nhu cầu thực tế và được phép điều chuyển nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình giữa các dự án cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lưu ý trong đầu tư giải ngân vốn đầu tư công trong Chương trình mục tiêu quốc gia cần tránh dàn trải, lãng phí

Một số địa phương như Yên Bái cũng kiến nghị Trung ương sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn để các địa phương có cơ sở triển khai. Đồng thời, xem xét, điều chỉnh việc phân bổ nguồn sự nghiệp ngân sách Trung ương 2 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Chương trình giảm nghèo bền vững theo hướng tổng nguồn kinh phí để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương.

Bên cạnh đó, hiện nay, Quốc hội đã cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 đến hết ngày 31/12/2023, do đó, đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện bảo đảm quy định.

Ngoài ra, đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 27 ngày 29/4/2022 theo hướng bỏ quy định bắt buộc việc thực hiện các dự án đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; tùy thuộc vào điều kiện thực tế của các địa phương để thực hiện bảo đảm chủ động, linh hoạt và đạt hiệu quả cao...

Để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Hiện tại chúng ta đã bước qua năm thứ 2 của nhiệm kỳ 5 năm triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia mà các quy định còn chưa xong, nên trong 3 năm còn lại sẽ có một khối lượng công việc khổng lồ, kể cả việc phải điều chuyển, sửa đổi những quy định mà chúng ta đã áp dụng. Đồng thời, trong năm 2023 Quốc hội sẽ giám sát 3 chương trình này ở cấp độ cao nhất. Do vậy, đề nghị các địa phương, cấp bộ, ngành cần nỗ lực, cố gắng hơn trong công tác phối hợp triển khai.

Đồng thời, Phó Thủ tướng chỉ ra, năm 2023 là năm bản lề trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia chính vì vậy có rất nhiều nhiệm vụ nặng nề phải thực hiện. Theo đó Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, phải: Lồng ghép các chương trình đang thực hiện bằng những con số định lượng cụ thể; đầu tư các chương trình đảm bảo đúng nguyên tắc, tránh dàn trải, lãng phí; lắng nghe các đề xuất, kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc…

Phó Thủ tướng lưu ý các địa phương một số vấn đề: Đối với các địa phương sử dụng, bố trí vốn các chương trình mục tiêu quốc gia chậm, chưa hợp lý, cần rút kinh nghiệm và nhanh chóng khắc phục; Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; rà soát việc bố trí, sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả, tránh dàn trải và tránh những tiêu cực phát sinh….

“Trong quá trình triển khai các dự án, chương trình... các địa phương cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và giữa các địa phương. Ngoài ra, các địa phương cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, phù hợp với địa phương mình để qua đó cùng nhau tháo gỡ, rút kinh nghiệm và cùng nhau hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng tiến độ, kế hoạch...”- Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ.

PV

Tin mới cập nhật

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Hoạt động công nghiệp và thương mại tại tỉnh Sóc Trăng trong tháng 10/2024 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Theo Văn bản số 8645/BCT-CT ngày 29/10/2024, Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thu hút nhiều

Thu hút nhiều 'đại bàng' đầu tư, Quảng Ninh dự kiến đạt 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ thu hút được hơn 10 tỷ USD vốn FDI đăng ký, gần gấp đôi so với giai đoạn từ 2020 trở về trước.
Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Chiều 26/10, Cục Hàng không Việt Nam ra công điện tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số Cảng hàng không, sân bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Chuyên gia đồng tình với đề xuất của Bộ Công an về việc tăng mức phạt tiền đối với hành vi vượt đèn đỏ, nhằm góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Bộ Giao thông vận tải ban hành công điện chủ động ứng phó bão Trami

Bộ Giao thông vận tải ban hành công điện chủ động ứng phó bão Trami

Sáng 25/10, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Công điện về việc ứng phó với bão Trami trên Biển Đông.
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh tác động của chiến sự Nga-Ukraine

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh tác động của chiến sự Nga-Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hiện chưa rõ thời điểm kết thúc, bởi vậy việc có các giải pháp để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trở thành nhiệm vụ cấp bách.
Ngư dân lao đao khi cá ngừ vằn rớt giá

Ngư dân lao đao khi cá ngừ vằn rớt giá

Cá ngừ vằn đang rớt giá liên tục, khiến ngư dân tại Khánh Hòa và một số tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì đánh bắt.
Việt Nam cần quan tâm hoàn thiện thể chế và cơ sở dữ liệu phát triển kinh tế số

Việt Nam cần quan tâm hoàn thiện thể chế và cơ sở dữ liệu phát triển kinh tế số

Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh và ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực.

Tin khác

Quyết tâm về đích đúng hẹn Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành

Quyết tâm về đích đúng hẹn Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành

Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành đang được gấp rút triển khai với hy vọng cán đích vào năm 2026.
Luật Dược sửa đổi: Nhiều chính sách, ưu đãi đưa ngành dược thành công nghiệp mũi nhọn

Luật Dược sửa đổi: Nhiều chính sách, ưu đãi đưa ngành dược thành công nghiệp mũi nhọn

Quốc hội thảo luận dự án Luật Dược sửa đổi, xem xét luật hóa chính sách phát triển công nghiệp dược và dược liệu sản xuất trong nước thành công nghiệp mũi nhọn.
Phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2024, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra.
Đề xuất mở rộng sân bay Côn Đảo, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Đề xuất mở rộng sân bay Côn Đảo, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Sáng 21/10, Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ rà soát, làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thống nhất phương án nâng cấp, mở rộng sân bay Côn Đảo.
Dự kiến khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh vào năm 2030

Dự kiến khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh vào năm 2030

Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Nhiều đề xuất mới sửa đổi quy định về an toàn hàng không dân dụng

Nhiều đề xuất mới sửa đổi quy định về an toàn hàng không dân dụng

Chiều 14/10, Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng.
Hà Nội: Điều chỉnh mức giá vé xe buýt tăng thêm là hoàn toàn phù hợp thực tiễn

Hà Nội: Điều chỉnh mức giá vé xe buýt tăng thêm là hoàn toàn phù hợp thực tiễn

Theo chuyên gia nhận đinh, việc tăng giá vé xe buýt phần nào giúp tăng nguồn thu, góp phần giảm trợ giá cho nguồn ngân sách của thành phố.
Bảo đảm nguồn cung xăng dầu là bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu là bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế

Một trong những bài học đáng chú ý được rút ra từ việc phòng, chống bão Yagi vừa qua là việc phối hợp thông suốt trong việc bảo đảm cung ứng xăng dầu.
Lùi thời gian hoàn thành Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành

Lùi thời gian hoàn thành Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành

Sáng 10/10, Bộ Giao thông vận tải đề xuất về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động