Những thách thức khi xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Trong năm 2023, thúc đẩy mở cửa XK chính ngạch thêm nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là 1 trong những nhiệm vụ trong tâm của Bộ NN&PTNT.
Làm gì để giữ vững thị trường xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc? Xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng mạnh đầu năm 2023

Việc Trung Quốc mở cửa biên giới và nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 từ ngày 8/1 được kỳ vọng sẽ khiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang quốc gia này năm 2023 tăng trưởng mạnh.

Nhung thach thuc khi xuat khau nong san sang thi truong Trung Quoc hinh anh 1
Nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thế nhưng, cơ hội và thách thức sẽ song hành đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc thay đổi theo hướng yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn xuất nhập khẩu, quy cách đóng gói bao bì, truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Cơ hội cho nông sản Việt

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết năm 2022 Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 53 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc đóng góp hơn 14 tỷ USD. Nếu xét đến tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc là trên 260 tỷ USD thì chúng ta mới chiếm tỷ trọng chưa đến 5%. Đây là thị trường rộng lớn và còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Hòa, các nhóm ngành hàng chủ lực mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc gồm gỗ, sắn, rau quả, cao su. Chính sách thương mại biên mậu với Trung Quốc không chỉ có ảnh hưởng lớn với rau quả tươi mà xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Trung Quốc cũng sẽ có khởi sắc.

Nhấn mạnh Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng nông sản Việt Nam, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho hay Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả với tỷ trọng hơn 53%, sắn và các sản phẩm từ sắn với tỷ trọng hơn 91%, cao su với tỷ trọng 71%. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản).

Trong năm 2023, việc thúc đẩy mở cửa xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ trong tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết hiện nay Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm nông sản gồm: Chuối, sầu riêng, măng cụt, thạch đen, cám gạo và gạo.

Cục Bảo vệ thực vật cũng đang đàm phán với phía Trung Quốc để ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch một số quả tươi truyền thống như dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải và chôm chôm; hướng dẫn xuất khẩu tạm thời ớt, chanh leo.

Nhung thach thuc khi xuat khau nong san sang thi truong Trung Quoc hinh anh 2

Hai bên cũng đang đàm phán kỹ thuật để xuất khẩu: Khoai lang (đã ký Nghị định thư, đang chuẩn bị kiểm tra thực địa các cơ sở đóng gói), dược liệu, bưởi và một số loại quả thuộc nhóm cây có múi, dừa. Cục Bảo vệ thực vật cũng đã nộp hồ sơ đối với quả na và thảo quả để Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, tiến hành các bước tiếp theo.

Khi Trung Quốc không là thị trường dễ tính

Mặc dù liên tiếp các sản phẩm nông sản Việt Nam được Trung Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang nước này, tuy nhiên phía Trung Quốc cũng đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn hơn nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu.

Tiến sỹ Trà My, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc cho rằng: “Quan điểm sai lầm của nhiều người là thị trường Trung Quốc dễ tính. Chúng tôi hoạt động nhiều năm tại đây thì thấy rằng sự thật không phải như vậy. Chúng ta cần lưu ý về chất lượng, số lượng khi xuất khẩu sang thị trường này.”

Dẫn chứng cụ thể về tình trạng doanh nghiệp chạy theo số lượng mà quên đảm bảo chất lượng, Tiến sỹ Trà My cho hay: “Tôi từng đến một kho hàng sầu riêng thấy nhiều quả vẫn còn sâu, rệp trên vỏ. Nếu chúng ta cứ cố đóng những container hàng như vậy thì khả năng cao sẽ bị trả lại. Không những thế, việc xuất hàng không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành hàng. Ngoài ra, việc một số doanh nghiệp mượn mã số để xuất khẩu sẽ gây hậu quả rất lớn.”

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng thừa nhận khó khăn trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc hiện nay là vẫn còn tình trạng mạo danh mã số, sử dụng không đúng mã số để xuất khẩu làm ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam.

“Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian vừa qua Cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng cơ sở dữ liệu, công bố mã số vùng trồng và phối hợp với các chi cục kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu để kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, công tác quản lý muốn đạt hiệu quả hơn nữa thì cần có sự đồng hành của các địa phương, ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như hiệp hội ngành hàng trong vấn đề quản lý mã số đã được cấp,” ông Huỳnh Tấn Đạt chia sẻ.

Trước sức ép về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng khắt khe, các địa phương có sản lượng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc lớn cũng đang chú trọng đẩy mạnh chuẩn hóa để đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường. Đơn cử như tại Long An, Trung Quốc là thị trường chính của nhiều mặt hàng xuất khẩu như lúa gạo, thanh long, chuối, mít... Do đó, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết tỉnh xác định chuẩn hóa nguồn nguyên liệu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp địa phương.

Để thực thi Lệnh 248 và Lệnh 249 (các quy định về quản lý an toàn thực phẩm, đăng ký doanh nghiệp khi xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An đã phối hợp với Văn phòng SPS Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện tuyên truyền cho các cơ sở để thực hiện tốt các tiêu chuẩn, yêu cầu của Lệnh và đăng tải thông tin trên trang thông tin của Sở.

“Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã thành lập ‘đội đặc nhiệm’ hướng dẫn các cơ sở xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói,” bà Đinh Thị Phương Khanh cho hay.

Trong khi đó, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh người sản xuất cần đảm bảo tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn trên từ lúc gieo hạt, thu hái, sơ chế, chế biến cũng như xuyên suốt quá trình đóng gói, vận chuyển, phân phối. Đây là yếu tố tiên quyết để mở cửa và phát triển thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc cũng như các quốc gia khác.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khu vực doanh nghiệp được xem là trụ cột giữ mạch tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.

Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Các nút giao cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành những hạng mục chính, dự kiến đưa vào khai thác trước dịp 30/4-1/5.
Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Phiên bản di động