Năng lượng xanh quan trọng thế nào với tương lai của Việt Nam?

Năng lượng xanh và bền vững rất quan trọng đối với cả tương lai của Việt Nam và sự phát triển đã được dự kiến trước.
Năng lượng Việt Nam cần hướng tới lộ trình xanh hóa Ninh Thuận định hướng phát triển năng lượng xanh làm đòn bẩy bứt phá

Sáng 16/2, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức Lễ ra mắt Sách trắng 2022/2023, tại Hà Nội, với chủ đề: Nỗ lực hướng tới Kinh tế xanh và phát triển bền vững, thực thi toàn diện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và hoàn tất phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVIPA).

Theo đại diện EuroCham, Chính phủ Việt Nam đang đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nhằm mang lại những kết quả cho chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng xanh và tăng phát triển bền vững.

Từ việc đưa ra các cam kết đầy tham vọng nhằm loại bỏ dần năng lượng than vào những năm 2040 và đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, đến việc mang lại những kết quả ấn tượng cho sự phát triển của năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

Lễ ra mẳt Sách trắng 2022/2023 do Eurocham tổ chức sáng 16/2 tại Hà Nội
Lễ ra mẳt Sách trắng 2022/2023 do Eurocham tổ chức sáng 16/2 tại Hà Nội

Bên lề sự kiện, ông Stuart Livesey, Giám đốc Quốc gia của Copenhagen Offshore Partners (COP) - đơn vị phát triển các dự án điện gió ngoài khơi trên toàn thế giới của Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), trong đó có dự án điện gió ngoài khơi La Gàn (tại tỉnh Bình Thuận) đã có một số trao đổi với phóng viên liên quan đến vấn đề chuyển đổi năng lượng xanh của Việt Nam.

Điện gió ngoài khơi có thể rẻ hơn các nguồn năng lượng khác

Bên cạnh các loại hình năng lượng khác như điện mặt trời, điện sinh khối..., ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc phát triển điện gió ngoài khơi với quá trình chuyển đổi năng lượng xanh của Việt Nam?

Điện gió ngoài khơi sẽ là nguồn năng lượng thiết yếu để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh của Việt Nam. Hiện tại, tài nguyên gió ngoài khơi của Việt Nam chưa được khai thác và việc thiết lập ngành công nghiệp này tạo ra nhiều lợi ích so với các ngành năng lượng tái tạo khác.

Điện gió ngoài khơi về bản chất đặt tại khu vực biển nên cần ít đất trên bờ hơn (khu vực trên bờ chỉ dành cho lắp đặt cáp và các trạm biến áp) nên không ảnh hướng đến đất nông nghiệp, nhà ở...

Ngoài ra, công suất tạo ra từ điện gió ngoài khơi cao hơn và mang lại hiệu quả năng lượng nhiều hơn cho Việt Nam, khi được mở rộng quy mô và được hỗ trợ bởi khung pháp lý phù hợp.

Điện gió ngoài khơi có thể sẽ rẻ hơn và bền vững hơn nhiều so với các nguồn năng lượng khác. Đồng thời, có thể sử dụng nhiều lực lượng lao động và chuỗi cung ứng hiện tại và trong tương lai của Việt Nam để thực hiện các dự án này.

Eurocham ra mắt sách trắng “Hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững/Thực hiện đầy đủ Hiệp định EVFTA và hoàn tất phê chuẩn Hiệp định EVIPA, ông nhận định thế nào về tính cấp thiết của việc phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam?

Việt Nam đã cam kết một số mục tiêu đầy tham vọng tại COP26, đồng thời tích cực thể hiện quan điểm chống biến đổi khí hậu và thực hiện việc sản xuất các dạng năng lượng xanh và bền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Năng lượng xanh và bền vững rất quan trọng đối với cả tương lai của Việt Nam và sự phát triển đã được dự kiến trước của quốc gia này, nơi người dân và các ngành công nghiệp của Việt Nam có nhu cầu, cũng như khả năng cũng cấp chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các quốc gia và nhà cung cấp trên thế giới hiện đang đặt mục tiêu cho chuỗi cung ứng xanh và năng lượng xanh và nhiều bên đã có cam kết mạnh mẽ để thực hiện điều này, do đó Việt Nam phải chuyển đổi để duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu chính ở Đông Nam Á.

Phải thừa nhận rằng Việt Nam đang chậm hơn một chút so với nhiều quốc gia khác, nơi quá trình chuyển đổi xanh đang diễn ra thuận lợi và việc này cần có sự hỗ trợ từ các giải pháp, cơ sở hạ tầng phù hợp và nguồn nhân lực lành nghề.

Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để đạt được điều này nếu Việt Nam có thể thực hiện các cải cách cần thiết và đưa ra các quyết định quan trọng kịp thời để tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi này được thực hiện thuận lợi và tránh bỏ lỡ các mốc quan trọng.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để thu hút đầu tư

Hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển điện gió tại Việt Nam đã có nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng chưa thực sự hoàn chỉnh. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

Hiện tại, do chưa có khung pháp lý cần thiết cho ngành công nghiệp mới này và thiếu sự linh hoạt trong chuyển đổi ngành năng lượng nên về cơ bản là chưa thể thực hiện dự án điện gió ngoài khơi thương mại ở Việt Nam để các siêu dự án ngoài khơi này có thể đem lại lợi ích to lớn cho đất nước.

Các nhà phát triển và nhà đầu tư trong nước và quốc tế đều mong muốn đầu tư vào điện gió ngoài khơi tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc trì hoãn trong việc đưa ra các quyết định quan trọng để kích hoạt ngành này có thể dẫn đến sự chậm trễ đối với các mục tiêu về năng lượng xanh, trì hoãn một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho Việt Nam và dẫn đến rủi ro là các nhà đầu tư toàn cầu dừng theo đuổi các dự án ở Việt Nam trong khi rất nhiều thị trường mới nổi khác đang tích cực cố gắng đạt được các mục tiêu điện gió ngoài khơi của riêng họ.

Đối với các nhà phát triển dự án quốc tế lớn, các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) ngày càng quan trọng như một phần trong chính sách làm việc của họ, vì các công ty này cần đáp ứng các tiêu chuẩn của IFC (Tổ chức Tài chính Quốc tế) để đáp ứng yêu cầu của các bên cho vay và các tổ chức quốc tế có tiêu chuẩn cao.

CIP có các nhà đầu tư có uy tín, chẳng hạn như các quỹ hưu trí, đòi hỏi các tiêu chuẩn và tính minh bạch cao nhất khi sử dụng các chính sách và thực tiễn của tiêu chí ESG và chúng tôi cam kết việc tiếp tục áp dụng các tiêu chí này tại Việt Nam. Các quy định pháp luật của Việt Nam nên thừa nhận việc sử dụng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận này để thiết lập các thủ tục đủ điều kiện và minh bạch đối với các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Vậy ông có thể chia sẻ thêm về những kinh nghiệm dưới góc độ của Tập đoàn CIP để đóng góp cho ngành năng lượng và điện gió ngoài khơi tại Việt Nam?

CIP đã bước vào thị trường Việt Nam hơn 3 năm, đã thiết lập và đang phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5GW tại tỉnh Bình Thuận từ năm 2020. Đây là một trong những dự án được đưa vào trong danh mục các dự án được lựa chọn của Dự thảo Quy hoạch điện 8.

Ông Stuart Livesey, Giám đốc Quốc gia của Copenhagen Offshore Partners (COP)
Ông Stuart Livesey, Giám đốc Quốc gia của Copenhagen Offshore Partners (COP)

Ngoài ra, CIP tiếp tục triển khai dự án này với các đối tác trong nước và cũng đang nghiên cứu phát triển thêm một danh mục với tổng công suất trên 10 GW cho các dự án điện gió ngoài khơi giai đoạn mới ở các tỉnh khác ở phía Nam (như tỉnh Ninh Thuận) và tìm kiếm sự hợp tác với Xuân Cầu (sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác tại tháng 11/2022) cho các dự án tại Hải Phòng và Quảng Ninh.

Chỉ riêng dự án La Gàn sẽ đóng góp khoảng 10,5 tỷ USD vốn đầu tư, với hơn 40% trong số này được chuyển trực tiếp vào nền kinh tế Việt Nam thông qua chuỗi cung ứng, lực lượng lao động, sử dụng cảng…

Chúng tôi nhận thấy rằng kinh nghiệm và kỹ năng toàn cầu của mình là yếu tố có thể giúp chuỗi cung ứng trong nước phát triển và hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi. Do đó, chúng tôi cam kết chia sẻ kiến thức, thông tin và làm việc cùng với các nhà cung cấp trong nước khi ngành này phát triển.

CIP có nhiều kinh nghiệm toàn cầu về phát triển, xây dựng và vận hành các dự án điện gió ngoài khơi trên khắp thế giới, đồng thời có một đội ngũ lớn và rất có năng lực được thành lập tại Hà Nội, cùng với hai văn phòng khác ở tỉnh Bình Thuận.

CIP gần đây đã thành công trong việc bảo đảm lựa chọn nhà đầu tư tại phiên đầu thầu của họ ở Vòng 3 dự án Fengmiao 500MW tại Đài Loan và hiện cũng đã giành được hợp đồng thuê khu vực biển sử dụng cho dự án điện gió ngoài khơi ở California. Tại các thị trường này, CIP cũng có hai dự án đang được xây dựng là dự án Changfang Xidao 589MW tại Đài Loan và dự án Vineyard Wind 800MW tại Hoa Kỳ, cùng nhiều dự án khác đang trong các giai đoạn phát triển/tiền xây dựng khác nhau ở Đông Nam Á, Châu Âu và Châu Mỹ.

CIP được đánh giá là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất và vô cùng giàu kinh nghiệm, là tập đoàn hiện quản lý gần 20 tỷ đô la Mỹ để tập trung đầu tư vào các dự án xanh trên toàn cầu, dự kiến sẽ được tăng lên 100 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.

Xin cảm ơn ông!

Dương Vũ (thực hiện)

Tin mới cập nhật

Nga giảm xuất khẩu dầu diesel để ổn định thị trường

Nga giảm xuất khẩu dầu diesel để ổn định thị trường

Reuters đưa tin vào ngày 21/9, Nga công bố hạn chế tạm thời đối với việc xuất khẩu xăng và dầu diesel nhằm ổn định thị trường nội địa.
Giá khí đốt ở Châu Âu có thể giảm vào năm 2024

Giá khí đốt ở Châu Âu có thể giảm vào năm 2024

Giá khí đốt ở châu Âu trong mùa hè tới có thể thấp hơn đáng kể so với dự báo.
Nga sẽ sản xuất bao nhiêu triệu tấn dầu mỏ năm 2023?

Nga sẽ sản xuất bao nhiêu triệu tấn dầu mỏ năm 2023?

Nga có kế hoạch sản xuất 527 triệu tấn dầu mỏ trong năm 2023, thấp hơn so với mức 535 triệu tấn vào năm 2022, trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tục biến động
Giá dầu Brent dự báo tăng lên 100 USD/thùng, điều gì xảy ra?

Giá dầu Brent dự báo tăng lên 100 USD/thùng, điều gì xảy ra?

Ngân hàng Goldman Sachs mới đây đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 100 USD/thùng trong 12 tháng tới.
Nga tấn công nhà máy lọc dầu Kremenchuk của Ukraine

Nga tấn công nhà máy lọc dầu Kremenchuk của Ukraine

Nga đã tấn công nhà máy lọc dầu Kremenchuk ở vùng Poltava miền trung Ukraine.
Giá dầu giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp trước thềm họp Fed

Giá dầu giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp trước thềm họp Fed

Giá dầu giảm từ mức đỉnh hơn 10 tháng do các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng và đóng trạng thái trước thềm diễn ra cuộc họp lãi suất của Fed.
Giá dầu giằng co, kết phiên tăng nhẹ

Giá dầu giằng co, kết phiên tăng nhẹ

Giá dầu biến động tương đối giằng co trước khi kết phiên trong sắc xanh trong ngày giao dịch 18/9.
Trung Quốc dự trữ lượng dầu thô "khủng", tại sao?

Trung Quốc dự trữ lượng dầu thô "khủng", tại sao?

Hoạt động lọc dầu và nhập khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc tháng 8 đã vẽ nên một bức tranh lạc quan về nhu cầu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Ukraine tuyên bố có tiềm năng trở thành trung tâm khí đốt châu Âu

Ukraine tuyên bố có tiềm năng trở thành trung tâm khí đốt châu Âu

Ukraine sẵn sàng cung cấp cho các công ty nước ngoài các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất với công suất lên tới 15 tỷ m3.
Lượng lọc dầu của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục

Lượng lọc dầu của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục

Tổng sản lượng lọc dầu của Trung Quốc đạt kỷ lục 64,69 triệu tấn trong tháng 8, tăng 19,6% so với một năm trước.

Tin khác

Xuất khẩu dầu diesel của Trung Đông sang châu Âu phục hồi trở lại

Xuất khẩu dầu diesel của Trung Đông sang châu Âu phục hồi trở lại

Xuất khẩu dầu diesel của Trung Đông sang châu Âu trong tháng 8 đã tăng lên 420.000 thùng/ngày.
Doanh thu xuất khẩu dầu của Nga tăng vọt trong tháng 8 do giá dầu cao

Doanh thu xuất khẩu dầu của Nga tăng vọt trong tháng 8 do giá dầu cao

Doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đã tăng lên 17,1 tỷ USD trong tháng 8, cao hơn 1,8 tỷ USD so với tháng 7.
Giá dầu đạt mức cao nhất gần 10 tháng sau báo cáo của OPEC và EIA

Giá dầu đạt mức cao nhất gần 10 tháng sau báo cáo của OPEC và EIA

Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 10 tháng qua sau loạt báo cáo của OPEC và EIA.
Công suất năng lượng mặt trời của Mỹ dự kiến tăng cao kỷ lục

Công suất năng lượng mặt trời của Mỹ dự kiến tăng cao kỷ lục

Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Mỹ dự kiến ​​​​sẽ bổ sung công suất kỷ lục, do được hỗ trợ bởi các ưu đãi đầu tư theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).
Tiến độ mở rộng đường ống Trans Mountain có thể bị chậm 9 tháng

Tiến độ mở rộng đường ống Trans Mountain có thể bị chậm 9 tháng

Theo Cơ quan Quản lý Năng lượng Canada, tiến độ mở rộng Trans Mountain có thể không được hoàn thành trước tháng 12/2024.
Xuất khẩu dầu của Iran sang Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục

Xuất khẩu dầu của Iran sang Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục

Xuất khẩu dầu của Iran sang Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục trong tháng 8, bất chấp các áp lực từ phía Mỹ đối với nước này.
Cắt giảm nguồn cung đẩy giá dầu tiếp đà tăng trong tuần

Cắt giảm nguồn cung đẩy giá dầu tiếp đà tăng trong tuần

Giá dầu tiếp nối đà tăng giá trong bối cảnh hạn chế nguồn cung từ các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Giá dầu phục hồi trở lại do nguồn cung hạn hẹp từ Nga

Giá dầu phục hồi trở lại do nguồn cung hạn hẹp từ Nga

Giá dầu cao hơn sẽ cải thiện nguồn thu ngân sách Nga, vốn đang bị thâm hụt khoảng 24,12 tỷ USD, tương đương 1,5% tổng sản phẩm quốc nội, trong 8 tháng đầu năm.
Giá dầu tăng 2% trong tuần

Giá dầu tăng 2% trong tuần

Giá dầu thế giới ghi nhận thêm 1 tuần tăng giá với việc dầu Brent vượt mốc 90 USD/thùng. Giá xăng dầu trong nước dự báo sẽ tiếp tục tăng vào thời gian tới.
Mối lo về nguồn cung vẫn

Mối lo về nguồn cung vẫn 'ám ảnh' thị trường dầu mỏ

Phiên 8/9, giá dầu thế giới đã tăng gần 1%, lên mức cao nhất của 9 tháng, trong bối cảnh giá dầu diesel của Mỹ tại các hợp đồng kỳ hạn tăng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá vàng chiều nay 22/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, DOJI, 24K, PNJ, BTMC đồng loạt giảm giá

Giá vàng chiều nay 22/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, DOJI, 24K, PNJ, BTMC đồng loạt giảm giá

Giá vàng chiều nay 22/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, DOJI, 24K, PNJ, BTMC đồng loạt giảm giá. Trong khi đó, vàng thế giới giữ vững mốc 1926 USD/ounce.
Giá vàng chiều nay 21/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ, BTMC giảm mạnh trước sức tăng đồng đô la Mỹ

Giá vàng chiều nay 21/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ, BTMC giảm mạnh trước sức tăng đồng đô la Mỹ

Giá vàng chiều nay 21/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ, BTMC giảm mạnh trước sức tăng đồng đô la Mỹ. Hiện, giá vàng SJC bán ra ở mức 69,10 triệu đồng
Bắt cóc và sát hại cháu bé 21 tháng tuổi: Tận cùng cái ác

Bắt cóc và sát hại cháu bé 21 tháng tuổi: Tận cùng cái ác

Lực lượng công an đang ráo riết truy bắt đối tượng Giáp Thị Huyền Trang, nghi phạm bắt cóc và sát hại cháu bé 21 tháng tại một khu đô thị ở Hà Nội.
Giá vàng chiều nay 19/9/2023: Giá vàng SJC bán ra ở mức 69,25 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 19/9/2023: Giá vàng SJC bán ra ở mức 69,25 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 19/9/2023: Giá vàng SJC bán ra ở mức 69,25 triệu đồng/lượng. Vàng 9999, Mi Hồng, DOJI, PNJ, 24K tiếp tục ghi nhận đà tăng mạnh trong ngày.
Điều gì xảy ra nếu xe tăng Challenger 2 vừa bị tiêu diệt rơi vào tay quân đội Nga?

Điều gì xảy ra nếu xe tăng Challenger 2 vừa bị tiêu diệt rơi vào tay quân đội Nga?

Sau khi xe tăng Challenger 2 bị săn lùng và tiêu diệt, lực lượng vũ trang Ukraine đã nhanh chóng thu hồi xác chiếc xe này để không bị rơi vào tay quân đội Nga.
Từ vụ chung cư mini bị cháy ở Hà Nội: Có nên cấp sổ hồng riêng từng căn hộ?

Từ vụ chung cư mini bị cháy ở Hà Nội: Có nên cấp sổ hồng riêng từng căn hộ?

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang đề xuất “luật hóa” loại hình chung cư mini dưới cái tên là “nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở của hộ gia đình, cá nhân”.
Giá vàng chiều nay 17/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ có tiếp tục duy trì sự ổn định?

Giá vàng chiều nay 17/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ có tiếp tục duy trì sự ổn định?

Giá vàng chiều nay 17/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ có tiếp tục duy trì sự ổn định? Giá vàng SJC cao hơn giá vàng quốc tế là 12,645 triệu.
Nhịp cầu Công Thương ngày 18/9: Phản ánh liên quan công ty Á Đông, Tư vấn và xây dựng Sa Vĩ

Nhịp cầu Công Thương ngày 18/9: Phản ánh liên quan công ty Á Đông, Tư vấn và xây dựng Sa Vĩ

Nhịp cầu Công Thương ngày 18/9 ghi nhận thông tin phản ánh liên quan CTCP Tập đoàn Đầu tư xây dựng Á Đông, CTCP Tư vấn và xây dựng Sa Vĩ và nhiều đơn vị khác.
Xe tăng Challenger-2 bị săn lùng, đốt cháy ở Ukraine ra sao?

Xe tăng Challenger-2 bị săn lùng, đốt cháy ở Ukraine ra sao?

Trong chiến sự Nga – Ukraine, xe tăng Challenger 2 được cho là vũ khí "bất khả chiến bại" của Anh vừa bị quân đội Nga săn lùng và tiêu diệt.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/9/2023: Giá dầu WTI, dầu Brent dần hạ nhiệt, giá xăng dầu trong nước biến động

Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/9/2023: Giá dầu WTI, dầu Brent dần hạ nhiệt, giá xăng dầu trong nước biến động

Cập nhật giá xăng dầu hôm nay ngày 22/9/2023: giá dầu WTI, giá dầu Brent dần hạ nhiệt, giá xăng dầu trong nước thay đổi theo chu kỳ điều hành.
Phiên bản di động