Mùa cốm: Cách nhận biết và thưởng thức cốm thật tốt cho sức khỏe
Khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022 với chủ đề ‘Hương cốm mùa thu vàng’ Hà Nội mùa thu – gói chút tình trong hương cốm thơm nồng |
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của cốm
Cốm là món ăn được làm từ lúa nếp non, phải qua nhiều công đoạn chế biến kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra được mẻ cốm thơm ngon. Trong cốm chứa nhiều protein thực vật, tinh bột, nước, lipid, gluxit, canxi và phốt pho, chất xơ, protein, vitamin... mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và trở thành "đặc sản" không thể thiếu trong mỗi mùa Thu.
![]() |
Cốm được sản xuất nhiều vào mùa thu, nhất là vào khoảng thời gian rằm tháng 8 |
Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Cốm nếp có hàm lượng calo cao, chứa nhiều protein thực vật và tinh bột. Đây là những dưỡng chất cần thiết, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi con người chúng ta ăn cốm sẽ cảm thấy no lâu, đồng thời giảm tối đa tình trạng chóng mặt do mệt mỏi hoặc làm việc quá sức.
Ngăn ngừa mụn và làm đẹp da: Theo nghiên cứu, trong cốm tươi có một loại acid béo không bão hòa là ceramide rất tốt cho da. Thành phần này có thể ngăn ngừa mụn, đồng thời giúp da chắc khỏe, mịn màng và trẻ đẹp.
Hỗ trợ phát triển chiều cao: Lượng canxi trong cốm là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển chiều cao. Chỉ cần ăn cốm thường xuyên, xương và răng sẽ chắc khỏe lên đáng kể. Đặc biệt, ở giai đoạn phát triển tuổi dậy thì, trẻ nên được cung cấp thêm canxi bằng cách bổ sung cốm vào thực đơn hằng ngày.
Ổn định hệ tiêu hóa: Cốm chứa hàm lượng chất xơ cao. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn ổn định hệ tiêu hóa. Lượng chất xơ trong cốm gạo lứt tạo cảm giác no lâu nên hỗ trợ đắc lực trong quá trình giảm cân. Hệ tiêu hóa cũng ổn định và hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, người nào đang gặp vấn đề cân nặng, muốn cải thiện thân hình có thể tham khảo phương pháp ăn cốm tươi gạo lứt thay thế cơm trắng bình thường.
Tốt cho tim mạch: Cốm chứa lượng acid béo, giúp cân bằng cholesterol trong cơ thể. Đồng thời ngăn chặn các bệnh liên quan đến tim mạch hiệu quả. Nếu bạn đang lo ngại ăn cốm tươi có béo hay ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại thì hãy đưa cốm gạo lứt vào thực đơn hằng ngày. Lượng acid béo sẽ giúp bạn ổn định hệ tim mạch và giúp quá trình giảm cân hiệu quả rõ rệt.
Một số lưu ý khi ăn cốm
Mặc dù cốm có rất nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng nếu không được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận, đúng nơi sản xuất uy tín thì rất có thể sẽ gặp nhiều tổn hại sức khỏe. Điều đáng lo ngại nhất khi ăn cốm là chẳng may ăn phải cốm tẩm hóa chất. Cốm dù được nhuộm những chất màu được phép cũng độc hại cho sức khỏe vì đây là thực phẩm ăn trực tiếp và không được kiểm soát hàm lượng chất màu. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn ăn cốm khi đang vào mùa vừa tốt cho sức khỏe lại giúp làm đẹp da tốt nhất.
Cốm có nhiều loại khác nhau như cốm chiên, cốm dẹt, cốm tròn… Khi mua nhiều loại khác nhau, bạn cần để riêng từng gói để tránh nhầm lẫn, làm mất mùi vị hương thơm riêng của từng loại cốm. Đồng thời, ăn riêng từng loại cũng giúp hấp thu chất dinh dưỡng trong cốm tốt hơn.
![]() |
Mặc dù cốm có rất nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng nếu không được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận, đúng nơi sản xuất uy tín thì rất có thể sẽ gặp nhiều tổn hại sức khỏe |
Khi mua cốm, bạn cũng cần xem rõ nguồn gốc, xuất xứ, những nơi sản xuất uy tín để hạn chế tối đa ăn phải cốm nhuộm phẩm màu, hay có đường hóa học, không tốt cho đường tiêu hóa và sức khỏe nói chung về lâu dài.
Mua cốm về chưa ăn ngay, bạn cần để cốm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến mùi vị của cốm, đánh mất mùi thơm vốn có của cốm. Không nên mua nhiều cốm mà chỉ nên mua đủ lượng ăn trong ngày, tránh để quá lâu. Không nên để tủ lạnh quá lâu có thể khiến cốm bị cứng, mất mùi vị.
Bạn cũng có thể nhận biết cốm sạch – cốm nhuộm hóa chất nếu tinh ý. Cốm nhuộm có màu vàng xanh tươi, màu không thật, còn cốm không nhuộm thì có màu vàng của lá lúa héo, màu xỉn hơn, hơi xám xám, có màu vàng ánh lục.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại
