Một nhà băng 32 năm tuổi sẽ "xông đất" sàn HOSE trong năm Giáp Thìn
“Short” cổ phiếu VinFast: “Canh bạc” hiểm nguy cho đội bán khống 900 mã trái phiếu doanh nghiệp nào đổ bộ lên sàn trong 20 ngày tới? Công ty Đồng Tân 'tiến quân' lên sàn UPCoM |
Trong những ngày cuối cùng khép lại năm 2023 nhiều biến động với thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh - HOSE có quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết cho hơn 1 tỷ cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank). Giá trị cổ phiếu niêm yết này là 10.580 tỷ đồng, tính theo mệnh giá.
Nam Á Bank cũng là ngân hàng duy nhất trong hệ thống đang giao dịch trên sàn UPCoM được cấp phép chuyển sàn lên HOSE trong năm 2023. Việc Nam Á Bank gia nhập HOSE sẽ tạo sự hứng khởi nhất định trong bức tranh toàn cảnh tương đối nhạt nhòa ở năm vừa qua, khi sàn chứng khoán lớn nhất nước ta chỉ ghi nhận 4 "tân binh" nhưng có tới 13 đơn vị rời sàn.
Những làn gió mới như Nam Á Bank sẽ là nguồn hàng chất lượng, hấp dẫn kỳ vọng mang lại lợi nhuận lớn hơn cho khoản đầu tư ban đầu của các cổ đông. |
Nhìn lại năm 2023, doanh nghiệp đầu tiên niêm yết mới trên HOSE là Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (mã chững khoán PVP) với khối lượng đăng ký giao dịch là 94,2 triệu cổ phiếu, chính thức lên sàn từ ngày 17/1, giá tham chiếu 10.350 đồng/cp.
Diễn biến ảm đạm của thị trường sau đó khiến nhiều doanh nghiệp "hờ hững" với việc đại chúng hóa và lên sàn bởi kênh "hút" vốn trung và dài hạn này đang không chứng tỏ được tính hiệu quả giống như những năm trước.
Sau thương vụ của PVP, mãi đến nửa năm sau, HOSE với có dịp đón thêm "tân binh" thứ hai và thứ ba là Công ty Cổ phần Sơn Á Đông (mã chứng khoán ADP) và Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán SIP), lần lượt gia nhập từ cuối tháng 7 - đầu tháng 8/2023.
Tháng 11, đơn vị cuối cùng niêm yết trên HOSE là Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ (mã chứng khoán HTG) với khối lượng đăng ký hơn 36 triệu cổ phiếu. Trong 4 cái tên trên, SIP là doanh nghiệp nổi bật nhất với quy mô vốn điều lệ hơn 1.800 tỷ đồng, còn lại vốn đều tương đối khiêm tốn ở mức dưới 1.000 tỷ đồng.
Năm 2024, giới quan sát đưa ra nhiều dự báo lạc quan cho thị trường chứng khoán Việt Nam, được kỳ vọng là thời điểm "bật dậy" của hàn thử biểu nền kinh tế.
Theo chuyên gia kinh tế, hiện nay với xu hướng lãi suất đang giảm rất sâu, nên trong năm 2024 có thể một bộ phận sẽ rút tiền tiết kiệm ra để đầu tư vào kênh chứng khoán. Còn kênh đầu tư vàng mang tính rủi ro cao bởi sự lên xuống thất thường của giá vàng thế giới cũng như sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua trong nước.
Vì vậy, xu hướng dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân trong năm 2024 là tập trung vào thị trường chứng khoán, kênh đầu tư có thể mang lại hiệu quả cao, an toàn. Khả năng rất cao dòng tiền của khối nội sẽ ngày càng vào thị trường mạnh mẽ hơn, là động lực phát triển toàn thị trường bất luận khối ngoại có xu hướng bán ròng trong năm 2024 hay không - một chuyên gia chứng khoán bình luận.
Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư có quyền hy vọng thị trường chứng khoán bay cao, bay xa vào năm Rồng 2024. Cùng với đó, những làn gió mới như Nam Á Bank sẽ là nguồn hàng chất lượng, hấp dẫn kỳ vọng mang lại lợi nhuận lớn hơn cho khoản đầu tư ban đầu của các cổ đông.
Kết thúc năm 2023, ngân hàng này đã mang về hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng mạnh 50% so với năm 2022. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt hơn 6.600 tỷ đồng (tăng hơn 30%), lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt gần 600 tỷ đồng (tăng 116%), lãi thuần từ hoạt động khác đạt hơn 330 tỷ đồng (tăng 10,1%)…
Huy động vốn đạt gần 165.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cuối năm 2022, dư nợ cho vay đạt gần 142 tỷ đồng, tăng hơn 18%. Biên lãi ròng (NIM) của Nam Á Bank tiếp tục ổn định ở mức trên 3,3%; dự phòng rủi ro được trích lập đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.