Mâm lễ cúng ông Công, ông Táo trang trọng cần lưu ý điều gì?
Rộn ràng chợ Tết ông Công, ông Táo Hà Nội: Sôi động thị trường Tết ông Công, ông Táo Ngày ông Công, ông Táo có ý nghĩa gì? |
Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên.
Do đó, việc thờ cúng ông Công, ông Táo mang một ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình.
Theo năm dương lịch 2024, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ sáu (02/02 Dương lịch). Ngày này, nhiều người vẫn phải đi làm. Vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 tháng Chạp mà gia đình bạn có thể bắt đầu từ ngày 21 và nhớ phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp.
Lễ vật cúng ông Táo truyền thống
Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ Táo ông và một mũ Táo bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
Tiền vàng; 1 chiếc áo; 1 đôi hia bằng giấy.
Cá chép tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. |
Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:
- Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng
- Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng
- Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh
- Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ
- Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen
Gợi ý món ăn trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, nhiều gia đình hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.
Mâm lễ cúng ông Công, ông Táo đầy đủ thể hiện cuộc sống cả năm sung túc, ấm no. |
Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống bao gồm các món cơ bản như:
- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
- 1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò, chả rán hoặc thịt đông
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa chè kho
- Cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.
Bên cạnh những mâm cỗ mặn truyền thống, nhiều gia đình chọn chọn làm mâm cúng ông Táo đơn giản chay để tránh sát sinh động vật, tiêu trừ nghiệp chướng. Ngoài ra ăn chay cũng là cách để hỗ trợ đời sống tâm linh thanh tịnh và hướng bản thân đến giá trị nguyên bản của cuộc sống.
Những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng ông Táo chu đáo, các gia đình cũng nên lưu ý một số điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo để có một buổi lễ trang trọng,
- Trước khi đọc văn khấn cần phải ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự, thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các vị quan thần.
- Đọc văn khấn phải đọc rõ ràng với thái độ nghiêm túc, thành tâm.
- Không nên cầu xin tiền tài mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
- Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp
- Không thả cá chép từ trên cao xuống
- Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cơm cúng, lễ vật cúng, rượu, trà, trái cây,... cũng không kém phần quan trọng trong nghi thức tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm. Đây được xem là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua và mong Ngọc Hoàng giúp nhân dân có một năm mới thuận lợi hơn. Trên đây là gợi ý những mâm cúng ông táo đơn giản cho bạn tham khảo. Đừng quên lưu lại để có thể chuẩn bị một lễ cúng trọn vẹn, chuẩn bị một năm mới hạnh phúc và bình an! |